Quản lý quy hoạch và định hướng phát triển hệ thống của cảng cạn được quy định như thế nào? Kết nối giao thông cảng cạn phải đảm bảo yêu cầu gì?
Lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch phát triển cảng cạn
Theo Điều 11 Nghị định 38/2017/NĐ-CP quy định về việc lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch phát triển cảng cạn như sau:
- Việc lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý thực hiện quy hoạch cảng cạn phải được thực hiện theo quy định tại Nghị định này, quy định về trình tự lập quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực, sản phẩm chủ yếu, quy hoạch về xây dựng và các quy định khác có liên quan của pháp luật.
- Trách nhiệm của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải
Tổ chức lập, thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng cạn; kiến nghị điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng cạn;
+ Phê duyệt quy hoạch chi tiết, điều chỉnh quy hoạch chi tiết phát triển cảng cạn theo quy định;
+ Công bố công khai và tổ chức hướng dẫn, kiểm tra thực hiện quy hoạch phát triển hệ thống cảng cạn đã được phê duyệt.
+ Chỉ đạo Cục Hàng hải Việt Nam phối hợp với các cơ quan chức năng thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong việc lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng cảng cạn tại địa phương bảo đảm phù hợp với quy hoạch tổng thể, quy hoạch chi tiết phát triển cảng cạn đã phê duyệt.
+ Tổ chức quản lý, kiểm tra, giám sát việc thực hiện đầu tư, xây dựng khai thác cảng cạn phù hợp với quy hoạch đã phê duyệt theo thẩm quyền.
- Trách nhiệm của các Bộ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
+ Phối hợp với Bộ Giao thông vận tải, Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan tổ chức quản lý thực hiện quy hoạch cảng cạn theo quy định của Nghị định này và các quy định khác có liên quan của pháp luật;
+ Bảo đảm quỹ đất để xây dựng phát triển cảng cạn theo quy hoạch đã được phê duyệt.
Cảng cạn
Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng cạn
Điều 12 Nghị định 38/2017/NĐ-CP quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng cạn như sau:
- Việc lập quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng cạn phải căn cứ vào chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, quy hoạch phát triển các ngành, lĩnh vực giao thông vận tải và phù hợp với quy hoạch phát triển hệ thống trung tâm logistics trên địa bàn cả nước.
- Nội dung chủ yếu của quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng cạn, bao gồm:
+ Phân tích, đánh giá hiện trạng phát triển và phân bố cảng cạn trên phạm vi cả nước;
+ Xác định nhu cầu phát triển cảng cạn phục vụ vận tải hàng hóa xuất, nhập khẩu, hàng hóa trung chuyển, hàng hóa vận tải liên vùng bằng con-ten-nơ của cả nước, vùng lãnh thổ, các hành lang kinh tế; xác định những tuyến vận tải chính kết nối với cảng biển, cảng thủy nội địa, ga đường sắt, cảng hàng không, cửa khẩu đường bộ;
+ Dự báo các tác động của tiến bộ khoa học, công nghệ và phát triển kết cấu hạ tầng của đất nước trong thời kỳ quy hoạch đối với phát triển cảng cạn;
+ Quan điểm, mục tiêu và luận chứng các phương án phát triển cảng cạn trên phạm vi cả nước, các vùng lãnh thổ và các hành lang kinh tế;
+ Các giải pháp, cơ chế, chính sách phát triển cảng cạn và tổ chức thực hiện đảm bảo mục tiêu quy hoạch;
+ Phân tích, đánh giá việc bảo đảm an ninh quốc phòng;
+ Đánh giá tác động môi trường chiến lược theo quy định;
+ Các phương án phát triển cảng cạn trên bản vẽ quy hoạch.
Quy hoạch chi tiết việc xây dựng và phát triển hệ thống cảng cạn như thế nào?
Điều 13 Nghị định 38/2017/NĐ-CP quy hoạch chi tiết phát triển hệ thống cảng cạn như sau:
- Việc lập quy hoạch chi tiết phát triển cảng cạn phải phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng cạn đã được phê duyệt.
- Nội dung chủ yếu của quy hoạch chi tiết phát triển cảng cạn, gồm:
+ Hiện trạng hệ thống cảng cạn trên phạm vi cả nước và vùng lãnh thổ, phân tích so sánh với mục tiêu quy hoạch tổng thể, quy hoạch chi tiết phát triển cảng cạn đã được phê duyệt;
+ Dự báo nhu cầu vận tải hàng hóa bằng con-ten-nơ trên từng vùng lãnh thổ, từng hành lang kinh tế và vùng hấp dẫn;
+ Vị trí, quy mô, công suất quy hoạch cảng cạn trên từng vùng lãnh thổ, từng hành lang kinh tế;
+ Phương án kết nối hạ tầng giao thông từ cảng cạn đến hệ thống giao thông quốc gia, cảng biển và các cửa khẩu hàng hóa khác;
+ Danh mục cảng cạn khuyến khích ưu tiên đầu tư toàn quốc;
+ Các giải pháp, cơ chế chính sách quản lý, tổ chức thực hiện đảm bảo mục tiêu quy hoạch;
+ Bản đồ quy hoạch vị trí và các phương thức kết nối giao thông.
Tại Điều 14 Nghị định 38/2017/NĐ-CP quy hoạch chi tiết xây dựng cảng cạn như sau:
Trên cơ sở quy hoạch chi tiết phát triển cảng cạn đã được phê duyệt, quy trình thủ tục để lập, thẩm định và phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng cảng cạn được thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư xây dựng.
Kết nối giao thông cảng cạn phải đảm bảo yêu cầu gì?
Điều 15 Nghị định 38/2017/NĐ-CP quy định kết nối giao thông cảng cạn như sau:
- Kết nối giao thông cảng cạn phải gắn liền với khả năng tổ chức khai thác hiệu quả, sử dụng hợp lý các phương thức vận tải kết nối.
- Việc thực hiện kết nối cảng cạn với các phương thức vận tải phải tuân theo quy định của pháp luật về quản lý khai thác và sử dụng kết cấu hạ tầng của phương thức vận tải đó.
Qua đó, cảng cạn đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế cũng như chuỗi cung ứng hàng hóa vì vậy việc quy hoạch định hướng phát triển cảng cạn phải được điều chỉnh cho phù hợp với quy định pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- DAV là đại học gì? Ban Giám đốc Học viện Ngoại giao gồm những ai? Những nhiệm vụ và quyền hạn của Học viện Ngoại giao?
- Đại lý thuế có cung cấp dịch vụ thực hiện thủ tục đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế thay người nộp thuế?
- Tiêu chuẩn để xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp vũ trang quần chúng theo Thông tư 93 như thế nào?
- Người thuê nhà ở công vụ có được đề nghị đơn vị quản lý vận hành nhà ở sửa chữa kịp thời hư hỏng của nhà ở công vụ không?
- Giám đốc quản lý dự án hạng 2 của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án phải đáp ứng điều kiện năng lực như thế nào?