Quản lý nhà nước về kinh doanh bảo hiểm có nội dung dự báo tình hình thị trường bảo hiểm không? Việc thanh tra chuyên ngành kinh doanh bảo hiểm được quy định như thế nào?
Quản lý nhà nước về kinh doanh bảo hiểm có nội dung dự báo tình hình thị trường bảo hiểm không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 120 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000, được sửa đổi bởi điểm a, điểm b khoản 7 Điều 1 Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2019 về nội dung quản lý nhà nước về kinh doanh bảo hiểm như sau:
Nội dung quản lý nhà nước về kinh doanh bảo hiểm
Nội dung quản lý nhà nước về kinh doanh bảo hiểm bao gồm:
1. Ban hành và hướng dẫn thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về kinh doanh bảo hiểm, dịch vụ phụ trợ bảo hiểm; xây dựng chiến lược, kế hoạch và chính sách phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam;
2. Cấp và thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm; giấy phép đặt văn phòng đại diện của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài tại Việt Nam;
3. Ban hành, phê chuẩn, hướng dẫn thực hiện quy tắc, điều khoản, biểu phí, hoa hồng bảo hiểm;
4. Giám sát hoạt động kinh doanh bảo hiểm thông qua hoạt động nghiệp vụ, tình hình tài chính, quản trị doanh nghiệp, quản trị rủi ro và việc chấp hành pháp luật của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm; áp dụng các biện pháp cần thiết để doanh nghiệp bảo hiểm bảo đảm các yêu cầu về tài chính và thực hiện những cam kết với bên mua bảo hiểm.
Giám sát hoạt động cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm thông qua việc chấp hành quy định về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật trong lĩnh vực phụ trợ bảo hiểm, trách nhiệm của cá nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm, điều kiện cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm, cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm qua biên giới;
5. Tổ chức thông tin và dự báo tình hình thị trường bảo hiểm;
6. Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo hiểm;
7. Chấp thuận việc doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm hoạt động ở nước ngoài;
8. Quản lý hoạt động của văn phòng đại diện của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài tại Việt Nam;
9. Tổ chức việc đào tạo, xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý và chuyên môn, nghiệp vụ về bảo hiểm;
10. Thanh tra, kiểm tra hoạt động kinh doanh bảo hiểm; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về kinh doanh bảo hiểm.
Theo đó, quản lý nhà nước về kinh doanh bảo hiểm gồm những nội dung cụ thể trên. Trong đó có nội dung tổ chức thông tin và dự báo tình hình thị trường bảo hiểm.
Kinh doanh bảo hiểm (Hình từ Internet)
Cơ quan nào có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về kinh doanh bảo hiểm?
Căn cứ theo quy định tại Điều 121 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000 về cơ quan quản lý nhà nước như sau:
Cơ quan quản lý nhà nước
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về kinh doanh bảo hiểm.
2. Bộ Tài chính chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về kinh doanh bảo hiểm.
3. Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm quản lý nhà nước về kinh doanh bảo hiểm theo quy định của pháp luật.
4. ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước về kinh doanh bảo hiểm tại địa phương theo quy định của pháp luật.
Việc thanh tra chuyên ngành kinh doanh bảo hiểm được quy định như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 122 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000, được sửa đổi bởi khoản 15 Điều 1 Luật Kinh doanh bảo hiểm sửa đổi 2010 về thanh tra hoạt động kinh doanh bảo hiểm như sau:
Thanh tra chuyên ngành kinh doanh bảo hiểm
1. Cơ quan quản lý nhà nước về kinh doanh bảo hiểm thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành kinh doanh bảo hiểm.
2. Tổ chức và hoạt động của thanh tra chuyên ngành kinh doanh bảo hiểm theo quy định của Luật này và pháp luật về thanh tra.
Theo đó, cơ quan quản lý nhà nước về kinh doanh bảo hiểm thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành kinh doanh bảo hiểm.
Việc tổ chức và hoạt động của thanh tra chuyên ngành kinh doanh bảo hiểm theo quy định của Luật này và pháp luật về thanh tra.
Đồng thời, tại Điều 113 Nghị định 73/2016/NĐ-CP quy định như sau:
Thanh tra, kiểm tra hoạt động kinh doanh bảo hiểm
1. Việc thanh tra hoạt động kinh doanh bảo hiểm thực hiện theo Điều 122 của Luật kinh doanh bảo hiểm và tuân thủ các quy định pháp luật về thanh tra đối với doanh nghiệp.
2. Việc kiểm tra hoạt động kinh doanh bảo hiểm thực hiện theo quy định sau:
a) Việc kiểm tra hoạt động kinh doanh bảo hiểm phải được thực hiện đúng chức năng, đúng thẩm quyền và tuân thủ quy định pháp luật, không được tiến hành trùng lặp, không quá một lần về cùng một nội dung trong một năm đối với một doanh nghiệp (trừ trường hợp kiểm tra đột xuất);
b) Khi tiến hành kiểm tra phải có quyết định của người có thẩm quyền, khi kết thúc kiểm tra phải có biên bản kết luận kiểm tra. Trưởng đoàn kiểm tra chịu trách nhiệm về nội dung biên bản và kết luận kiểm tra.
3. Việc thanh tra, kiểm tra hoạt động kinh doanh bảo hiểm của chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài tại Việt Nam thực hiện theo quy định sau:
a) Bộ Tài chính Việt Nam thực hiện thanh tra, kiểm tra hoạt động của chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài tại Việt Nam theo quy định pháp luật;
b) Cơ quan quản lý nhà nước về bảo hiểm nước ngoài nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính thực hiện thanh tra, kiểm tra hoạt động của chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài tại Việt Nam như sau:
- Trước khi tiến hành thanh tra, kiểm tra, cơ quan quản lý nhà nước về bảo hiểm nước ngoài nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính phải thông báo kế hoạch thanh tra, kiểm tra cho Bộ Tài chính;
- Sau khi kết thúc thanh tra, kiểm tra, cơ quan quản lý nhà nước về bảo hiểm nước ngoài nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính phải cung cấp kết quả thanh tra, kiểm tra cho Bộ Tài chính.
Xem văn bản hợp nhất các quy định được sửa đổi bổ sung nêu trên tại Văn bản hợp nhất 06/VBHN-VPQH năm 2019 hợp nhất Luật kinh doanh bảo hiểm do Văn phòng Quốc hội ban hành. (Lưu ý văn bản hợp nhất không phải là văn bản quy phạm pháp luật, không được dùng làm căn cứ).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giấy tờ tài liệu nào thuộc phạm vi thực hiện số hóa theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Đăng tải thông tin tiết lộ nội dung hồ sơ mời thầu trước thời điểm phát hành trái quy định pháp luật bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?
- Việc ban hành văn bản định giá hoặc điều chỉnh mức giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền định giá ban hành được thực hiện thế nào?
- Tổ chức thực hiện thanh lý rừng trồng trong trường hợp nào? Chi phí thanh lý rừng trồng được thực hiện như thế nào?
- Mã dự án đầu tư công trên Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư công có phải là mã số định danh duy nhất?