Quản lý nhà nước về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo trong Tòa án nhân dân gồm những nội dung gì?
- Quản lý nhà nước về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo trong Tòa án nhân dân gồm những nội dung gì?
- Nhiệm vụ quản lý nhà nước về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tòa án nhân dân được quy định như thế nào?
- Cơ quan nào có trách nhiệm tham mưu, giúp Chánh án Tòa án nhân dân tối cao kiểm tra việc chấp hành pháp luật trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của các Tòa án nhân dân?
Quản lý nhà nước về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo trong Tòa án nhân dân gồm những nội dung gì?
Theo Điều 43 Thông tư 01/2020/TT-TANDTC quy định về nội dung quản lý nhà nước về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo trong Tòa án nhân dân như sau:
Nội dung quản lý nhà nước về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo trong Tòa án nhân dân
1. Ban hành chỉ thị, quy chế và các văn bản hướng dẫn về giải quyết khiếu nại, tố cáo trong Tòa án nhân dân.
2. Tổ chức thực hiện, hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chỉ thị, nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước và các văn bản của Tòa án nhân dân về giải quyết khiếu nại, tố cáo.
3. Bồi dưỡng, tập huấn, giải đáp vướng mắc, kiến nghị của các Tòa án nhân dân về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo.
4. Tổng kết thực tiễn, xây dựng báo cáo về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo trong Tòa án nhân dân.
Như vậy, nội dung quản lý nhà nước về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo trong Tòa án nhân dân gồm:
- Ban hành chỉ thị, quy chế và các văn bản hướng dẫn về giải quyết khiếu nại, tố cáo trong Tòa án nhân dân.
- Tổ chức thực hiện, hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chỉ thị, nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước và các văn bản của Tòa án nhân dân về giải quyết khiếu nại, tố cáo.
- Bồi dưỡng, tập huấn, giải đáp vướng mắc, kiến nghị của các Tòa án nhân dân về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo.
- Tổng kết thực tiễn, xây dựng báo cáo về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo trong Tòa án nhân dân.
Quản lý nhà nước
Nhiệm vụ quản lý nhà nước về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tòa án nhân dân được quy định như thế nào?
Tại Điều 44 Thông tư 01/2020/TT-TANDTC quy định về giải quyết khiếu nại, tố cáo trong Tòa án nhân dân quy định cụ thể:
Nhiệm vụ quản lý nhà nước về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tòa án nhân dân
1. Trong phạm vi nhiệm vụ của mình, Tòa án nhân dân các cấp có trách nhiệm thực hiện những nội dung quản lý nhà nước quy định tại Điều 43 của Thông tư này.
2. Các cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ công tác thanh tra trong các Tòa án nhân dân có nhiệm vụ tham mưu, giúp Chánh án cấp mình thực hiện đầy đủ nội dung quản lý nhà nước về giải quyết khiếu nại, tố cáo trong Tòa án nhân dân. Ban Thanh tra Tòa án nhân dân tối cao là đơn vị giúp Chánh án Tòa án nhân dân tối cao thực hiện quản lý nhà nước về công tác khiếu nại, tố cáo trong các Tòa án nhân dân.
3. Các đơn vị khác thuộc Tòa án nhân dân các cấp có nhiệm vụ định kỳ hàng tháng thông báo kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc trách nhiệm đơn vị mình cho các đơn vị đầu mối quy định tại khoản 2 Điều này để báo cáo Chánh án Tòa án nhân dân cấp mình.
Theo đó, trong phạm vi nhiệm vụ của mình, Tòa án nhân dân các cấp có trách nhiệm thực hiện những nội dung quản lý nhà nước về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo trong Tòa án nhân dân.
Cơ quan nào có trách nhiệm tham mưu, giúp Chánh án Tòa án nhân dân tối cao kiểm tra việc chấp hành pháp luật trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của các Tòa án nhân dân?
Căn cứ Điều 46 Thông tư 01/2020/TT-TANDTC quy định về giải quyết khiếu nại, tố cáo trong Tòa án nhân dân quy định:
Thực hiện thanh tra, kiểm tra công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo
1. Ban Thanh tra Tòa án nhân dân tối cao có trách nhiệm tham mưu, giúp Chánh án Tòa án nhân dân tối cao thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của các Tòa án nhân dân; giúp Chánh án Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Thông tư này trong Tòa án nhân dân.
2. Thủ trưởng các đơn vị thuộc Tòa án nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao, Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tổ chức thực hiện, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Thông tư này trong cơ quan, đơn vị.
Theo đó, Ban Thanh tra Tòa án nhân dân tối cao có trách nhiệm tham mưu, giúp Chánh án Tòa án nhân dân tối cao thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của các Tòa án nhân dân. Đồng thời, giúp Chánh án Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Thông tư này trong Tòa án nhân dân.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bị mất Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược thì có được cấp lại không? Ai có thẩm quyền cấp lại giấy chứng nhận?
- Tài sản cơ sở của hợp đồng tương lai chỉ số là gì? Quy mô hợp đồng tương lai chỉ số được xác định như thế nào?
- Kết quả của việc đánh giá rủi ro về an toàn trong hoạt động dầu khí được sử dụng vào mục đích gì?
- Tăng hạn mức nhận chuyển nhượng đất nông nghiệp của cá nhân lên 15 lần theo quy định mới đúng không?
- Địa điểm làm thủ tục hải quan là địa điểm nào theo quy định Luật Hải quan? Thủ tục hải quan là gì?