Quản lý hợp tác quốc tế trong lĩnh vực thanh toán không dùng tiền mặt thuộc thẩm quyền của ai theo quy định pháp luật?
Dịch vụ thanh toán không qua tài khoản thanh toán của khách hàng có thuộc dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt không?
Dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt được quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 52/2024/NĐ-CP như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt (sau đây gọi là dịch vụ thanh toán) bao gồm: dịch vụ thanh toán qua tài khoản thanh toán của khách hàng và dịch vụ thanh toán không qua tài khoản thanh toán của khách hàng.
...
4. Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt (sau đây gọi là tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán) là tổ chức được cung ứng một hoặc một số dịch vụ thanh toán theo quy định tại Nghị định này, bao gồm: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi là Ngân hàng Nhà nước), ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô và doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính công ích.
....
Theo đó, dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt bao gồm những dịch vụ sau đây:
- Dịch vụ thanh toán qua tài khoản thanh toán của khách hàng
- Dịch vụ thanh toán không qua tài khoản thanh toán của khách hàng.
Như vậy, dịch vụ thanh toán không qua tài khoản thanh toán của khách hàng thuộc nhóm dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt.
Lưu ý:
Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt có thể hiểu là tổ chức được cung ứng một hoặc một số dịch vụ thanh toán theo quy định tại Nghị định này, bao gồm:
- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
- Ngân hàng;
- Chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
- Quỹ tín dụng nhân dân;
- Tổ chức tài chính vi mô;
- Doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính công ích.
Quản lý hợp tác quốc tế trong lĩnh vực thanh toán không dùng tiền mặt thuộc thẩm quyền của ai theo quy định pháp luật? (Hình từ Internet)
Quản lý hoạt động hợp tác quốc tế trong lĩnh vực thanh toán không dùng tiền mặt thuộc thẩm quyền của ai?
Thẩm quyền quản lý hoạt động hợp tác quốc tế trong lĩnh vực thanh toán không dùng tiền mặt được quy định tại Điều 4 Nghị định 52/2024/NĐ-CP như sau:
Trách nhiệm quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước về hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt
...
7. Quản lý hoạt động hợp tác quốc tế trong lĩnh vực thanh toán; chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng trong việc quản lý hoạt động thanh toán quốc tế.
Theo đó, việc quản lý hoạt động hợp tác quốc tế trong lĩnh vực thanh toán không dùng tiền mặt thuộc thẩm quyền của Ngân hàng Nhà nước.
Các hành vi nào bị cấm trong hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt?
Các hành vi nào bị cấm trong hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt được quy định tại Điều 8 Nghị định 52/2024/NĐ-CP cụ thể như sau:
- Sửa chữa, tẩy xóa phương tiện thanh toán, chứng từ thanh toán không đúng quy định pháp luật; làm giả phương tiện thanh toán, chứng từ thanh toán; lưu giữ, lưu hành, chuyển nhượng, sử dụng phương tiện thanh toán giả.
- Xâm nhập hoặc tìm cách xâm nhập, đánh cắp dữ liệu, phá hoại, làm thay đổi trái phép chương trình phần mềm, dữ liệu điện tử sử dụng trong thanh toán; lợi dụng lỗi hệ thống mạng máy tính để trục lợi.
- Cung cấp không trung thực thông tin có liên quan đến việc cung ứng hoặc sử dụng dịch vụ thanh toán, dịch vụ trung gian thanh toán.
- Tiết lộ, cung cấp thông tin về số dư trên tài khoản thanh toán, số dư thẻ ngân hàng, số dư ví điện tử và các giao dịch thanh toán của khách hàng tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán không đúng theo quy định của pháp luật có liên quan.
- Mở hoặc duy trì tài khoản thanh toán, ví điện tử nặc danh, mạo danh; mua, bán, thuê, cho thuê, mượn, cho mượn tài khoản thanh toán, ví điện tử; thuê, cho thuê, mua, bán, mở hộ thẻ ngân hàng (trừ trường hợp thẻ trả trước vô danh); lấy cắp, thông đồng để lấy cắp, mua, bán thông tin tài khoản thanh toán, thông tin thẻ ngân hàng, thông tin ví điện tử.
- Phát hành, cung ứng và sử dụng các phương tiện thanh toán không hợp pháp.
- Thực hiện cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán khi chưa được Ngân hàng Nhà nước cấp Giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán. Thực hiện cung ứng dịch vụ thanh toán mà không phải là tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.
- Thực hiện, tổ chức thực hiện hoặc tạo điều kiện thực hiện các hành vi: sử dụng, lợi dụng tài khoản thanh toán, phương tiện thanh toán, dịch vụ thanh toán, dịch vụ trung gian thanh toán để đánh bạc, tổ chức đánh bạc, gian lận, lừa đảo, kinh doanh trái pháp luật và thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật khác.
- Tẩy xóa, thay đổi nội dung, mua, bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho mượn, làm giả Giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán.
- Ủy thác, giao đại lý cho tổ chức, cá nhân khác thực hiện hoạt động được phép theo Giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán.
- Gian lận, giả mạo các giấy tờ chứng minh đủ điều kiện để được cấp Giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán trong hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép.
- Hoạt động không đúng nội dung quy định trong Giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán.
- Chủ tài khoản thanh toán có tài khoản thanh toán tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán nhưng cung cấp thông tin hoặc cam kết không có tài khoản thanh toán tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán cho các bên có quyền, nghĩa vụ liên quan theo quy định của pháp luật về giải ngân vốn cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chi phí bảo trì công trình xây dựng có bao gồm toàn bộ các nội dung chi phí trong thực hiện bảo trì công trình xây dựng không?
- Tổng cục Thuế giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính thực hiện các công việc gì theo quy định của pháp luật?
- Đảng viên ngoại tình có bị khai trừ ra khỏi Đảng không? Đảng viên ly hôn có vi phạm pháp luật không?
- Giáo dục đại học là gì? Giáo dục đại học đào tạo trình độ nào theo quy định pháp luật về giáo dục?
- Hiệu trưởng trường đại học cần đáp ứng các tiêu chuẩn nào? Hiệu trưởng trường đại học có phải là người cấp bằng đại học?