Quản lý hoạt động thuê tàu bay dựa trên nguyên tắc nào? Thẩm quyền quyết định thuê tàu bay thuộc về ai?
Quản lý hoạt động thuê tàu bay dựa trên nguyên tắc nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Nghị định 110/2011/NĐ-CP như sau:
Các nguyên tắc quản lý hoạt động thuê, mua tàu bay, động cơ, phụ tùng vật tư tàu bay và dịch vụ bảo dưỡng, sửa chữa tàu bay, động cơ, phụ tùng vật tư tàu bay
1. Đảm bảo việc tuân thủ pháp luật Việt Nam về hoạt động hàng không dân dụng.
2. Đảm bảo thực hiện đúng mục tiêu quy hoạch phát triển đội tàu bay dân dụng, đầu tư có trọng điểm, đồng bộ phù hợp với khả năng kinh doanh, khả năng tài chính, khả năng khai thác, bảo dưỡng, sửa chữa tàu bay của doanh nghiệp.
3. Đảm bảo tiêu chuẩn đủ điều kiện bay và khai thác an toàn tàu bay phù hợp với các quy định của Luật Hàng không dân dụng Việt Nam, các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan và các điều ước quốc tế về hàng không dân dụng mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
4. Đảm bảo việc thuê, mua tàu bay có sử dụng vốn nhà nước được thực hiện có hiệu quả, tránh thất thoát, lãng phí.
Theo đó, quản lý hoạt động thuê tàu bay dựa trên nguyên tắc sau:
+ Đảm bảo việc tuân thủ pháp luật Việt Nam về hoạt động hàng không dân dụng.
+ Đảm bảo thực hiện đúng mục tiêu quy hoạch phát triển đội tàu bay dân dụng, đầu tư có trọng điểm, đồng bộ phù hợp với khả năng kinh doanh, khả năng tài chính, khả năng khai thác, bảo dưỡng, sửa chữa tàu bay của doanh nghiệp.
+ Đảm bảo tiêu chuẩn đủ điều kiện bay và khai thác an toàn tàu bay phù hợp với các quy định của Luật Hàng không dân dụng Việt Nam, các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan và các điều ước quốc tế về hàng không dân dụng mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
+ Đảm bảo việc thuê tàu bay có sử dụng vốn nhà nước được thực hiện có hiệu quả, tránh thất thoát, lãng phí.
Thuê tàu bay (Hình từ Internet)
Thẩm quyền quyết định thuê tàu bay thuộc về ai?
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 6 Nghị định 110/2011/NĐ-CP như sau:
Thẩm quyền quyết định thuê, mua tàu bay, động cơ, phụ tùng vật tư tàu bay và dịch vụ bảo dưỡng sửa chữa tàu bay, động cơ, phụ tùng vật tư tàu bay
1. Đối với các dự án mua tàu bay, động cơ tàu bay có sử dụng vốn ngân sách nhà nước:
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quyết định đầu tư đối với các dự án đầu tư mua động cơ, phụ tùng vật tư tàu bay có sử dụng vốn ngân sách nhà nước. Trường hợp mua tàu bay, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quyết định đầu tư sau khi có ý kiến về mặt chủ trương của Thủ tướng Chính phủ.
2. Đối với các dự án mua tàu bay, động cơ tàu bay thuộc phạm vi điều chỉnh tại khoản 1 Điều 1, nhưng không sử dụng vốn ngân sách nhà nước:
Hội đồng quản trị (Hội đồng thành viên) của doanh nghiệp hoặc Tổng giám đốc, Giám đốc các doanh nghiệp (trong trường hợp doanh nghiệp không có Hội đồng quản trị (Hội đồng thành viên)) quyết định đầu tư. Trường hợp mua tàu bay, người đứng đầu doanh nghiệp ra quyết định đầu tư sau khi có ý kiến đồng ý về mặt chủ trương của Thủ tướng Chính phủ.
3. Đối với việc thuê tàu bay, động cơ, phụ tùng vật tư tàu bay và mua phụ tùng vật tư tàu bay, dịch vụ phụ tùng vật tư tàu bay, dịch vụ bảo dưỡng sửa chữa tàu bay, động cơ tàu bay, phụ tùng vật tư tàu bay thuộc phạm vi điều chỉnh tại khoản 2 Điều 1;
Hội đồng quản trị (Hội đồng thành viên) của doanh nghiệp hoặc Tổng giám đốc, Giám đốc các doanh nghiệp trong trường hợp doanh nghiệp không có Hội đồng quản trị (Hội đồng thành viên) quyết định.
4. Hội đồng quản trị (Hội đồng thành viên) được ủy quyền hoặc phân cấp quyết định các nội dung thuộc thẩm quyền của mình.
Theo đó, thẩm quyền quyết định thuê tàu bay thuộc phạm vi điều chỉnh tại khoản 2 Điều 1 Nghị định này.
Hội đồng quản trị (Hội đồng thành viên) của doanh nghiệp hoặc Tổng giám đốc, Giám đốc các doanh nghiệp trong trường hợp doanh nghiệp không có Hội đồng quản trị (Hội đồng thành viên) quyết định
Các yêu cầu đối với người cho thuê tàu bay có tổ bay như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 7 Nghị định 110/2011/NĐ-CP như sau:
Các yêu cầu đối với người cho thuê tàu bay có tổ bay, người cho thuê tàu bay không có tổ bay, người cung cấp phụ tùng vật tư tàu bay và dịch vụ bảo dưỡng sửa chữa
1. Người cho thuê tàu bay có tổ bay, người cho thuê tàu bay không có tổ bay, người cung cấp phụ tùng vật tư tàu bay và dịch vụ bảo dưỡng sửa chữa là doanh nghiệp được thành lập và hoạt động hợp pháp theo quy định của pháp luật nơi doanh nghiệp đó có trụ sở chính.
2. Ngoài các quy định tại khoản 1 Điều này, người cho thuê tàu bay có tổ bay phải có chứng nhận người khai thác tàu bay; người cung cấp dịch vụ bảo dưỡng sửa chữa tàu bay phải có chứng nhận đủ điều kiện bảo dưỡng sửa chữa tàu bay do nhà chức trách hàng không nơi đăng ký kinh doanh cấp và được nhà chức trách hàng không của Việt Nam thừa nhận.
Theo đó, người cho thuê tàu bay có tổ bay là doanh nghiệp được thành lập và hoạt động hợp pháp theo quy định của pháp luật nơi doanh nghiệp đó có trụ sở chính.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ đề nghị phân công công chức thanh tra chuyên ngành Giao thông vận tải gồm những gì?
- Mẫu đơn đăng ký tổ chức hội chợ triển lãm thương mại mới nhất theo Nghị định 128 2024 thế nào?
- Nguyên tắc làm việc của Kiểm toán nhà nước Chuyên ngành VII là gì? Quy định về xây dựng phương án tổ chức kiểm toán năm ra sao?
- Mẫu Biên bản cuộc họp giữa 2 công ty mới nhất? Hướng dẫn viết biên bản cuộc họp giữa 2 công ty?
- Tổ chức truyền dạy của chủ thể di sản văn hóa phi vật thể có thể truyền dạy cho người ngoài cộng đồng được không?