Quản lý chất lượng thiết kế xây dựng kho bảo quản vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ tiếp nhận thu gom phải đáp ứng yêu cầu thế nào?
- Quản lý chất lượng thiết kế xây dựng kho bảo quản vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ tiếp nhận thu gom phải đáp ứng yêu cầu thế nào?
- Tổ chức kiểm tra kho bảo quản vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ tiếp nhận, thu gom được thực hiện ra sao?
- Trách nhiệm của các tổ chức cá nhân về việc kiểm tra sử dụng kho vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ tiếp nhận thu gom là gì?
Quản lý chất lượng thiết kế xây dựng kho bảo quản vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ tiếp nhận thu gom phải đáp ứng yêu cầu thế nào?
Tại Mục 3.1 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 11:2018/BQP có nêu:
Quy định về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng
3.1 Yêu cầu về quản lý chất lượng thiết kế xây dựng
3.1.1 Khi thiết kế xây mới, cải tạo, sửa chữa kho bảo quản vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ tiếp nhận thu gom phải đáp ứng đúng các quy định tại quy chuẩn này.
3.1.2 Các tổ chức, cá nhân tham gia thiết kế kho bảo quản vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ tiếp nhận thu gom phải đủ có điều kiện năng lực theo quy định của pháp luật, phải có biện pháp tự quản lý chất lượng các công việc do mình thực hiện.
3.1.3 Quản lý chất lượng thiết kế xây dựng kho bảo quản vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ tiếp nhận, thu gom thực hiện theo quy định tại các Điều 18, 19, 20, 21 và 22 Nghị định số 46/2015/NĐ-CP.
3.2 Yêu cầu về quản lý chất lượng thi công xây dựng
Các tổ chức, cá nhân được giao nhiệm vụ xây mới cải tạo, sửa chữa kho bảo quản vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ tiếp nhận, thu gom phải thực hiện công tác quản lý chất lượng thi công xây dựng theo quy định tại các Điều 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35 và 36 Nghị định số 46/2015/NĐ-CP.
3.3 Yêu cầu về nghiệm thu công trình xây dựng
Nghiệm thu công trình xây dựng kho bảo quản vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ tiếp nhận, thu gom thực hiện theo quy định tại Điều 27, 30, 31, 32 và 33 Nghị định số 46/2015/NĐ-CP.
3.4 Yêu cầu về bàn giao công trình xây dựng
Bàn giao công trình xây dựng kho bảo quản vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ tiếp nhận, thu gom thực hiện theo quy định tại Điều 34 Nghị định số 46/2015/NĐ-CP.
3.5 Yêu cầu về bảo trì công trình xây dựng
Định kỳ hằng năm hoặc sau khi phát hiện hư hỏng của nhà kho và các công trình có liên quan phải tiến hành bảo trì, sửa chữa thực hiện theo quy định tại Quy chuẩn này và tại các Điều 38, 39, 40, 41 và 42 Nghị định số 46/2015/NĐ-CP.
3.6 Yêu cầu về xử lý sự cố công trình xây dựng
Xử lý sự cố trong quá trình thi công xây dựng và khai thác, sử dụng nhà kho và công trình có liên quan thực hiện theo quy định tại các Điều 46, 47, 48, 49 và 50 Nghị định số 46/2015/NĐ-CP.
Theo đó về yêu cầu về quản lý chất lượng thiết kế xây dựng đối với kho bảo quản vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ tiếp nhận thu gom như sau:
- Khi thiết kế xây mới, cải tạo, sửa chữa kho bảo quản vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ tiếp nhận thu gom phải đáp ứng đúng các quy định tại quy chuẩn này.
- Các tổ chức, cá nhân tham gia thiết kế kho bảo quản vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ tiếp nhận thu gom phải đủ có điều kiện năng lực theo quy định của pháp luật, phải có biện pháp tự quản lý chất lượng các công việc do mình thực hiện.
Quản lý chất lượng thiết kế xây dựng kho bảo quản vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ tiếp nhận thu gom phải đáp ứng yêu cầu thế nào? (hình từ Internet)
Tổ chức kiểm tra kho bảo quản vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ tiếp nhận, thu gom được thực hiện ra sao?
Theo Mục 4.1 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 11:2018/BQP quy định về tổ chức kiểm tra thực hiện sau đây:
- Kiểm tra kho bảo quản vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ tiếp nhận, thu gom là công tác thường xuyên của người chỉ huy các cấp, nhằm tăng cường kỷ luật, xử lý vi phạm trong mọi mặt hoạt động của kho.
- Người chỉ huy các cấp có thẩm quyền quyết định kiểm tra đối với cá nhân và tổ chức kho thuộc quyền quản lý về những nội dung quy định tại Điều 4.2 của Quy chuẩn này.
- Đối tượng kiểm tra phải thực hiện mọi yêu cầu của đoàn kiểm tra. Đối tượng kiểm tra có quyền khiếu nại về kết luận của đoàn kiểm tra.
- Người ra quyết định kiểm tra phải trực tiếp xem xét những khiếu nại của đối tượng kiểm tra.
- Đoàn kiểm tra chịu trách nhiệm trước người có thẩm quyền ra quyết định kiểm tra về việc thực hiện các nhiệm vụ kiểm tra.
Trách nhiệm của các tổ chức cá nhân về việc kiểm tra sử dụng kho vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ tiếp nhận thu gom là gì?
Theo Mục 5 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 11:2018/BQP quy định:
Trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân
5.1 Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến việc thiết kế, thi công xây mới, cải tạo hoặc sửa chữa, nghiệm thu, kiểm tra, quản lý, sử dụng kho vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ tiếp nhận, thu gom trên lãnh thổ Việt Nam phải thực hiện đúng các quy định tại Quy chuẩn này.
5.2 Tổng cục Kỹ thuật/Bộ Quốc phòng có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn các tổ chức cá nhân làm nhiệm vụ thiết kế, thi công xây mới, cải tạo hoặc sửa chữa, nghiệm thu, kiểm tra, quản lý, sử dụng kho vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ tiếp nhận, thu gom thực hiện đúng các quy định của Quy chuẩn này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hạn ngạch thuế quan là gì? Lưu ý điều gì khi áp dụng biện pháp hạn ngạch thuế quan theo quy định?
- Người yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định trong tố tụng dân sự có phải nộp tiền tạm ứng chi phí giám định không?
- Nguyên nhân thanh lý rừng trồng? Tổ chức có rừng trồng được thanh lý có trách nhiệm gì sau khi hoàn thành việc thanh lý?
- Trong hồ sơ thanh toán hợp đồng xây dựng theo đơn giá cố định, đề nghị thanh toán của bên nhận thầu cần thể hiện các nội dung gì?
- Nguyên tắc bố trí kinh phí NSNN cải tạo nâng cấp hạng mục công trình trong dự án đã đầu tư xây dựng?