Quản lý bảo vệ rừng viên cần đáp ứng các tiêu chuẩn gì về trình độ đào tạo bồi dưỡng? Quản lý bảo vệ rừng viên có nhiệm vụ gì?
Quản lý bảo vệ rừng viên có nhiệm vụ gì?
Theo khoản 1 Điều 10 Thông tư 18/2020/TT-BNNPTNT quy định:
Quản lý bảo vệ rừng viên - Mã số: V.03.10.29
1. Nhiệm vụ
a) Soạn thảo báo cáo, văn bản của đơn vị về quản lý bảo vệ rừng, phát triển rừng và sử dụng rừng.
b) Chủ trì hoặc tham gia xây dựng, triển khai thực hiện phương án quản lý bảo vệ rừng bền vững, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án về quản lý bảo vệ, phát triển và sử dụng rừng.
c) Tham gia xây dựng chương trình, soạn thảo nội dung tập huấn chuyên môn nghiệp vụ, kỹ thuật quản lý bảo vệ rừng cho viên chức hạng thấp hơn và tổ chức tập huấn chuyên môn nghiệp vụ.
d) Thực hiện các hoạt động theo vị trí việc làm: Theo dõi diễn biến rừng; bảo tồn đa dạng sinh học rừng, thực vật rừng, động vật rừng; bảo vệ rừng; phòng cháy và chữa cháy rừng; phòng, trừ sinh vật gây hại rừng; khoán bảo vệ và phát triển rừng cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư tại chỗ; hỗ trợ cộng đồng dân cư trong vùng đệm ổn định đời sống, phát triển kinh tế - xã hội; nghiên cứu khoa học; tư vấn, dịch vụ; tham gia hoạt động hợp tác quốc tế, tuyên truyền giáo dục về môi trường rừng.
đ) Thực hiện các nhiệm vụ khác do lãnh đạo đơn vị phân công theo quy định pháp luật.
...”
Theo đó Quản lý bảo vệ rừng viên có các nhiệm vụ như sau:
- Quản lý bảo vệ rừng viên phải soạn thảo báo cáo, văn bản của đơn vị về quản lý bảo vệ rừng, phát triển rừng và sử dụng rừng.
- Làm người chủ trì hoặc tham gia xây dựng, triển khai thực hiện phương án quản lý bảo vệ rừng bền vững, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án về quản lý bảo vệ, phát triển và sử dụng rừng.
- Trực tiếp tham gia xây dựng chương trình, soạn thảo nội dung tập huấn chuyên môn nghiệp vụ, kỹ thuật quản lý bảo vệ rừng cho viên chức hạng thấp hơn và tổ chức tập huấn chuyên môn nghiệp vụ.
- Tiến hành thực hiện các hoạt động theo vị trí việc làm như:
+ Theo dõi diễn biến rừng;
+ Bảo tồn đa dạng sinh học rừng, thực vật rừng, động vật rừng;
+ Bảo vệ rừng;
+ Phòng cháy và chữa cháy rừng;
+ Phòng, trừ sinh vật gây hại rừng;
+ Khoán bảo vệ và phát triển rừng cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư tại chỗ;
+ Hỗ trợ cộng đồng dân cư trong vùng đệm ổn định đời sống, phát triển kinh tế - xã hội;
+ Nghiên cứu khoa học;
+ Tư vấn, dịch vụ;
+ Tham gia hoạt động hợp tác quốc tế, tuyên truyền giáo dục về môi trường rừng.
- Ngoài ra Quản lý bảo vệ rừng viên còn có nhiệm vụ thực hiện các nhiệm vụ khác do lãnh đạo đơn vị phân công theo quy định pháp luật.
Quản lý bảo vệ rừng viên cần đáp ứng các tiêu chuẩn gì về trình độ đào tạo bồi dưỡng? (Hình từ Internet)
Quản lý bảo vệ rừng viên cần đáp ứng các tiêu chuẩn gì về trình độ đào tạo bồi dưỡng?
Theo khoản 3 Điều 10 Thông tư 18/2020/TT-BNNPTNT (được sửa đổi bởi khoản 8 Điều 4 Thông tư 07/2022/TT-BNNPTNT) quy định:
Quản lý bảo vệ rừng viên - Mã số: V.03.10.29
...
3. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng
a) Tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành về lâm nghiệp hoặc chuyên ngành khác phù hợp với vị trí việc làm.
b) Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành quản lý bảo vệ rừng.
...
Theo đó Quản lý bảo vệ rừng viên cần đáp ứng các tiêu chuẩn về trình độ đào tạo bồi dưỡng như sau:
- Phải tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành về lâm nghiệp hoặc chuyên ngành khác phù hợp với vị trí việc làm.
- Ngoài ra Quản lý bảo vệ rừng viên còn phải có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành quản lý bảo vệ rừng.
Hệ số lương của Quản lý bảo vệ rừng viên là bao nhiêu?
Theo khoản 1 Điều 13 Thông tư 18/2020/TT-BNNPTNT quy định:
Cách xếp lương
1. Các chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành khuyến nông, quản lý bảo vệ rừng quy định tại Thông tư này được áp dụng Bảng lương chuyên môn nghiệp vụ đối với cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước (Bảng 3) ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang (sau đây gọi là Nghị định số 204/2004/NĐ-CP) như sau:
a) Chức danh nghề nghiệp khuyến nông viên chính, quản lý bảo vệ rừng viên chính được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.2 (từ hệ số lương từ 4,00 đến hệ số lương 6,38).
b) Chức danh nghề nghiệp khuyến nông viên, quản lý bảo vệ rừng viên được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1 (từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98).
c) Chức danh nghề nghiệp kỹ thuật viên khuyến nông, kỹ thuật viên quản lý bảo vệ rừng được áp dụng hệ số lương của viên chức loại B (từ hệ số lương 1,86 đến hệ số lương 4,06).
...
Theo đó hệ số lương của Quản lý bảo vệ rừng viên được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1, từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khai thuế, tính thuế là gì? Địa điểm khai thuế, tính thuế của người nộp thuế là ở đâu theo quy định?
- Quyết định kết nạp đảng viên của cấp ủy có thẩm quyền Mẫu 9-KNĐ? Xây dựng, thực hiện kế hoạch kết nạp đảng viên ở chi bộ thế nào?
- Thông tin người nộp thuế là thông tin do người nộp thuế cung cấp hay do cơ quan thuế thu thập được?
- Giáo viên chủ nhiệm có được tham dự các cuộc họp của Hội đồng kỷ luật học sinh? Giáo viên có được làm chủ tịch Hội đồng kỷ luật học sinh?
- Có phải ký hợp đồng đào tạo khi người sử dụng lao động tuyển người vào học nghề để làm việc cho mình không?