Quân khu 7 là gì? Diễn tập tác chiến phòng thủ quân khu là hình thức huấn luyện gì? Phòng thủ quân khu có nhiệm vụ gì?
Quân khu 7 là gì? Diễn tập tác chiến phòng thủ quân khu là hình thức huấn luyện gì?
Quân khu là một đơn vị quân sự quy mô lớn trong Quân đội Nhân dân Việt Nam, đứng trên cấp Quân đoàn, bao gồm các quân binh chủng hợp thành và các cơ quan chuyên ngành theo chức năng. Người đứng đầu mỗi quân khu là tư lệnh, mang quân hàm cao nhất là Trung tướng.
Các quân khu được phân chia theo địa bàn tác chiến, nhằm bảo đảm việc huy động và sử dụng lực lượng vũ trang nhân dân một cách hiệu quả, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cụ thể của từng khu vực. Chức năng chủ yếu của quân khu là tác chiến để bảo vệ lãnh thổ, đồng thời xây dựng và củng cố nền quốc phòng toàn dân tại địa phương.
Quân khu 7 là một tổ chức quân sự theo khu vực lãnh thổ, được thành lập vào ngày 10/12/1945, bao gồm Thành phố Sài Gòn và các tỉnh Gia Định, Chợ Lớn, Bà Rịa, Biên Hòa, Thủ Dầu Một, và Tây Ninh. Hiện nay, Quân khu 7 bao gồm Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Bình Thuận, Đồng Nai, Lâm Đồng, Long An và Tây Ninh.
Diễn tập tác chiến phòng thủ quân khu là hình thức huấn luyện tổng hợp nhằm nâng cao khả năng lãnh đạo, chỉ huy, điều hành và phối hợp tác chiến của các cấp, các lực lượng tham gia, đồng thời nâng cao trình độ, sức mạnh và khả năng sẵn sàng chiến đấu của lực lượng vũ trang trong khu vực. Đồng thời là cơ hội để nghiên cứu, điều chỉnh, bổ sung quyết tâm, kế hoạch tác chiến cho phù hợp với tình hình thực tế.
Đây là cơ sở để phát triển nghệ thuật quân sự thích ứng với đặc thù địa hình, địa bàn, đối tượng tác chiến và yêu cầu của Quân đội trong bối cảnh hiện nay.
Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo
>>> Xem thêm: Diễn tập tác chiến phòng thủ quân khu là gì? Phòng thủ quân khu là gì? Khu vực phòng thủ là gì?
Quân khu 7 là gì? Diễn tập tác chiến phòng thủ quân khu là hình thức huấn luyện gì? Phòng thủ quân khu có nhiệm vụ gì? (hình từ Internet)
Phòng thủ quân khu có nhiệm vụ gì theo quy định mới nhất?
Căn cứ tại Điều 8 Luật Quốc phòng 2018 quy định về phòng thủ quân khu như sau:
Phòng thủ quân khu là bộ phận hợp thành phòng thủ đất nước, bao gồm các hoạt động xây dựng thực lực, tiềm lực quốc phòng, thế trận quốc phòng toàn dân, khu vực phòng thủ để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng trên địa bàn quân khu.
Đồng thời, quy định nhiệm vụ phòng thủ quân khu bao gồm:
- Xây dựng kế hoạch, tổ chức chuẩn bị và thực hiện phòng thủ quân khu;
- Xây dựng cơ quan, đơn vị của quân khu vững mạnh toàn diện, có sức chiến đấu cao, Dân quân tự vệ trên địa bàn quân khu vững mạnh và rộng khắp;
- Xây dựng kế hoạch và chỉ đạo, hướng dẫn cơ quan, đơn vị của quân khu; phối hợp các cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương liên quan thực hiện phòng thủ dân sự và các biện pháp về chiến tranh thông tin, chiến tranh không gian mạng;
- Chỉ đạo, hướng dẫn, phối hợp xây dựng khu vực phòng thủ thành thế liên hoàn, vững chắc toàn diện; xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân gắn với nền an ninh nhân dân, thế trận an ninh nhân dân trên địa bàn quân khu;
- Chỉ đạo, hướng dẫn, phối hợp địa phương kết hợp kinh tế - xã hội với quốc phòng, quốc phòng với kinh tế - xã hội trong lập quy hoạch, kế hoạch, dự án và tham gia thẩm định theo thẩm quyền; kết hợp quốc phòng với an ninh, đối ngoại; tham gia xây dựng và phát triển công nghiệp quốc phòng, an ninh; xây dựng, quản lý các khu kinh tế - quốc phòng được giao; giáo dục quốc phòng và an ninh; tuyên truyền, phổ biến pháp luật về quốc phòng; xây dựng và thực hiện kế hoạch động viên quốc phòng; chính sách hậu phương quân đội, chính sách ưu đãi người có công với cách mạng trên địa bàn quân khu;
- Phối hợp đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng, địa phương và cơ quan, tổ chức liên quan thực hiện quản lý nhà nước về biên giới quốc gia; duy trì an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới, cửa khẩu, hải đảo, vùng biển và vùng trời của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trên địa bàn quân khu; thực hiện đối ngoại quốc phòng;
- Phối hợp địa phương, cơ quan, tổ chức liên quan chỉ đạo, hướng dẫn cơ quan, đơn vị của quân khu tham gia xây dựng hệ thống chính trị, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, xây dựng cơ sở vững mạnh toàn diện;
- Phối hợp cơ quan, đơn vị Công an nhân dân và lực lượng khác trong bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm;
- Thực hiện nhiệm vụ khác do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng giao.
Tư lệnh, Chính ủy Quân khu là chức vụ gì?
Căn cứ Điều 11 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999 được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam sửa đổi 2014 quy định về chức vụ của sĩ quan như sau:
Chức vụ của sĩ quan
1. Chức vụ cơ bản của sĩ quan gồm có:
a) Bộ trưởng Bộ Quốc phòng;
b) Tổng Tham mưu trưởng; Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị;
c) Chủ nhiệm Tổng cục, Tổng cục trưởng, Chính ủy Tổng cục;
d) Tư lệnh Quân khu, Chính ủy Quân khu; Tư lệnh Quân chủng, Chính ủy Quân chủng; Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, Chính ủy Bộ đội Biên phòng;
đ) Tư lệnh Quân đoàn, Chính ủy Quân đoàn; Tư lệnh Binh chủng, Chính ủy Binh chủng; Tư lệnh Vùng Hải quân, Chính ủy Vùng Hải quân;
...
2. Chức vụ, chức danh tương đương với chức vụ quy định tại các điểm c, d và đ khoản 1 Điều này do Chính phủ quy định; chức vụ, chức danh tương đương với chức vụ quy định tại các điểm e, g, h, i, k và l khoản 1 Điều này do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định.
Theo đó, Tư lệnh Quân khu, Chính ủy Quân khu là 2 chức vụ cơ bản của sĩ quan. Và theo điểm c khoản 1 Điều 15 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999 được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam sửa đổi 2014 thì cấp bậc quân hàm cao nhất đối với Tư lệnh, Chính ủy Quân khu là Trung tướng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Doanh nghiệp có phải xuất hóa đơn GTGT khi cho một doanh nghiệp khác mượn hàng hóa của mình hay không?
- Người lo mai táng được nhận một lần trợ cấp mai táng khi người lao động chết trong trường hợp nào?
- Công bố đề án tuyển sinh không đúng, không đầy đủ thông tin thì trường đại học có bị xử phạt? Đề án tuyển sinh bao gồm những thông tin gì?
- Dự án đầu tư xây dựng sử dụng cho mục đích tôn giáo có thể không lập Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng không?
- Chuyển từ đất ở sang đất thương mại dịch vụ thì có còn được sử dụng ổn định lâu dài không? Có cần xin phép hay không?