Quan điểm trong việc phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam hiện nay được quy định như thế nào?
- Quan điểm phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam hiện nay là gì?
- Bộ Tài chính có trách nhiệm như thế nào trong việc tổ chức thực hiện Chiến lược phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam?
- Đẩy mạnh tuyên truyền và nâng cao nhận thức của người dân về bảo hiểm có phải là một giải pháp phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam hiện nay không?
Quan điểm phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam hiện nay là gì?
Quan điểm phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam trong năm 2024 được phê duyệt trong Chiến lược phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam đến năm 2030 theo quy định tại Điều 1 Quyết định 07/QĐ-TTg năm 2023 về 04 quan điểm chính như sau:
(1) Phát triển toàn diện thị trường bảo hiểm trên cơ sở quán triệt chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước về lĩnh vực bảo hiểm;.
Xây dựng và phát triển thị trường bảo hiểm theo hướng hiện đại, tiếp cận với các tiêu chuẩn và thông lệ quốc tế tốt nhất, đáp ứng nhu cầu bảo hiểm đa dạng của các tổ chức, cá nhân, bảo đảm an sinh xã hội, phù hợp với điều kiện thực tế, bền vững, hài hòa lợi ích của các bên tham gia bảo hiểm, bám sát Chiến lược tài chính đến năm 2030.
(2) Phát triển thị trường bảo hiểm theo hướng coi trọng phát triển cả về quy mô và chất lượng; tăng cường khả năng cạnh tranh của các định chế trung gian, tạo sự liên thông giữa thị trường bảo hiểm và thị trường tài chính để cân bằng giữa các cấu phần của thị trường tài chính.
(3) Đẩy mạnh công tác quản lý, giám sát, thanh tra, kiểm tra của cơ quan quản lý. Nâng cao năng lực quản lý rủi ro thị trường, đảm bảo thị trường hoạt động an toàn, lành mạnh, bền vững, hiệu quả.
(4) Thực hiện một cách đồng bộ, toàn diện, có kế hoạch, lộ trình cụ thể, có bước đi thận trọng, chắc chắn, được công bố công khai, không làm xáo trộn hoạt động của thị trường bảo hiểm;
Đảm bảo quyền lợi và lợi ích hợp pháp của người tham gia bảo hiểm và sự an toàn của cả hệ thống; tiết giảm chi phí xã hội; bảo đảm nguyên tắc thị trường, doanh nghiệp tự chịu trách nhiệm, cơ quan quản lý nhà nước thực hiện vai trò quản lý, giám sát, không làm thay doanh nghiệp.
Quan điểm trong việc phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam hiện nay được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Bộ Tài chính có trách nhiệm như thế nào trong việc tổ chức thực hiện Chiến lược phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam?
Trách nhiệm của Bộ tài chính trong việc tổ chức thực hiện Chiến lược phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam theo quy định tại Điều 2 Quyết định 07/QĐ-TTg năm 2023 như sau
Trách nhiệm của các bộ, ngành và các cơ quan liên quan trong tổ chức thực hiện Chiến lược
1. Bộ trưởng Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức triển khai thực hiện Chiến lược theo Quyết định này; xây dựng kế hoạch, lộ trình và chỉ đạo giám sát thực hiện Chiến lược; phối hợp với các bộ, ngành liên quan cân đối, bố trí ngân sách nhà nước hằng năm theo quy định của pháp luật ngân sách nhà nước và các quy định pháp luật khác liên quan để thực hiện Chiến lược; kịp thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét điều chỉnh, bổ sung Chiến lược để đáp ứng yêu cầu thực tiễn.
2. Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm phối hợp với Bộ Tài chính thực hiện Chiến lược, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ phục vụ việc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của ngành và địa phương.
Như vậy, Bộ trưởng Bộ tài chính có trách nhiệm rất quan trọng trong việc tổ chức thực hiện Chiến lược phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam, thực hiện chủ trì, tổ chức triển khai thực hiện Chiến lược, xây dựng kế hoạch, chỉ đạo giám sát và phối hợp các bộ, ngành và các cơ quan liên quan khác trong việc thực hiện.
Đẩy mạnh tuyên truyền và nâng cao nhận thức của người dân về bảo hiểm có phải là một giải pháp phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam hiện nay không?
Đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân về bảo hiểm là một giải pháp để phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam trong thời gian tới.
Cụ thể các hoạt động tuyên truyền được quy định tại tiểu mục 6 Mục III Điều 1 Quyết định 07/QĐ-TTg năm 2023 như sau:
…
6. Đẩy mạnh tuyên truyền về bảo hiểm
a) Đẩy mạnh việc tuyên truyền, phổ biến về vai trò, ý nghĩa, sự cần thiết của bảo hiểm, pháp luật về kinh doanh bảo hiểm đối với các tổ chức, cá nhân. Nâng cao nhận thức của người dân về bảo hiểm và thị trường bảo hiểm.
b) Phổ biến kịp thời các thay đổi về quy định pháp luật kinh doanh bảo hiểm; chính sách bảo hiểm của Nhà nước đối với người dân và các doanh nghiệp bảo hiểm, các tổ chức có liên quan.
c) Đa dạng hóa các phương thức tuyên truyền, phổ biến kiến thức về bảo hiểm như qua các trang thông tin điện tử, các phương tiện thông tin đại chúng, tổ chức sự kiện ngành bảo hiểm, hội chợ, các cuộc thi v.v…
…
Như vậy, các hoạt động tuyên truyền, phổ biến về vai trò, ý nghĩa, sự cần thiết của bảo hiểm, pháp luật về kinh doanh bảo hiểm, nâng cao nhận thức của người dân về bảo hiểm và thị trường bảo hiểm là những hoạt động hiệu quả trong Chiến lược phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam trong năm 2024.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thuế suất hàng hóa nhập khẩu được áp dụng thế nào? Hàng hóa nhập khẩu tạo tài sản cố định của cơ sở đóng tàu có được miễn thuế?
- Lệ phí cấp Giấy phép hoạt động đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài là bao nhiêu theo quy định mới?
- Thanh toán tiền thuê phòng nghỉ tại nơi đến công tác theo hình thức khoán được thực hiện như thế nào?
- Không nộp tiền sử dụng đất nhưng không bị thu hồi đất trong trường hợp nào? Áp dụng bảng giá đất để tính tiền sử dụng đất trong trường hợp nào?
- Giấy tờ tài liệu nào thuộc phạm vi thực hiện số hóa theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?