Quá trình thực hiện hủy nổ đầu đạn phải tuân thủ các tín hiệu, ký hiệu nào? Những việc nào không được thực hiện trong công tác thực hiện hủy nổ đầu đạn?
Quá trình thực hiện hủy nổ đầu đạn phải tuân thủ các tín hiệu, ký hiệu nào?
Theo quy định tại tiểu mục 2.3.3 Mục 2.3 Quy chuẩn QCVN 08:2019/BQP ban hành kèm theo Thông tư 158/2019/TT-BQP quy định thực hiện hủy nổ đầu đạn phải tuân thủ các tín hiệu, ký hiệu như sau:
- Tín hiệu cờ:
+ Cắm cờ đỏ đuôi nheo tại các vị trí: Nóc hầm trú ẩn; nóc hầm để đạn dược chờ hủy; ranh giới tuyến nguy hiểm; khu vực cảnh giới; bên cạnh vị trí rải dây dẫn điện; dọc đường di chuyển từ vị trí điểm hỏa đến hầm trú ẩn; bên cạnh hố hủy khi xếp đầu đạn xuống hố hủy; dọc đường di chuyển từ vị trí đặt thiết bị hủy nổ đến hầm chỉ huy. Khoảng cách giữa các cờ không lớn hơn 5m;
+ Cắm cờ Tổ quốc trên nắp hầm chỉ huy;
+ Sau khi nối dây dẫn điện vào dây điện của ống nổ điện tiến hành thu cờ đuôi nheo cắm tại các vị trí: Bên cạnh hố hủy; bên cạnh vị trí rải dây dẫn điện.
- Bắn tín hiệu hiệp đồng:
+ Lệnh báo cho các vị trí cảnh giới đã xong công tác chuẩn bị, bắn 3 viên đạn hơi;
+ Cảnh giới báo khu vực an toàn, bắn 2 viên đạn hơi; khu vực không an toàn, bắn 1 viên đạn hơi;
+ Kết thúc hủy nổ, bắn 4 viên đạn hơi;
+ Lệnh trở về đơn vị, bắn 5 viên đạn hơi.
- Tín hiệu còi:
+ Ba hồi còi dài báo chuẩn bị kích nổ hố hủy;
+ Một hồi còi dài báo cho nhân viên ra khỏi hầm trú ẩn.
- Các bảng chỉ dẫn:
+ Bảng chỉ dẫn đường đến bãi hủy nổ;
+ Bảng chỉ dẫn đường đến hầm để đạn dược chờ hủy;
+ Bảng chỉ dẫn đường đến hầm để hỏa cụ và hầm để thuốc nổ mồi;
+ Bảng chỉ dẫn đường đến hầm chỉ huy;
+ Bảng chỉ dẫn đường đến hầm trú ẩn.
Quá trình thực hiện hủy nổ đầu đạn phải tuân thủ các tín hiệu, ký hiệu nào? (Hình từ internet)
Những việc nào không được thực hiện trong công tác thực hiện hủy nổ đầu đạn?
Trong công tác thực hiện hủy nổ đầu đạn thì theo quy định tại tiểu mục 2.2.5 Mục 2.2 Quy chuẩn QCVN 08:2019/BQP ban hành kèm theo Thông tư 158/2019/TT-BQP quy định trong khu vực hủy, nghiêm cấm các trường hợp sau:
- Đi lại tự do trong khu vực hủy hoặc tiếp xúc với đầu đạn khi chưa được giao nhiệm vụ;
- Mang theo các phương tiện: Có thể phát ra tia lửa hoặc phương tiện tạo lửa; các phương tiện có thể tạo ra điện (trừ trường hợp người được giao nhiệm vụ);
- Có các hành động có thể phát ra tia lửa hoặc điện;
- Sử dụng các chất kích thích;
- Kích nổ thuốc nổ mồi khi chưa có tín hiệu báo an toàn từ các vị trí cảnh giới và khi chưa có lệnh của người chỉ huy;
-Tự động tháo gỡ các chi tiết hoặc cụm chi tiết của đầu đạn;
- Ra khỏi hầm trú ẩn khi chưa có lệnh của người chỉ huy;
- Tiếp xúc trực tiếp với đầu đạn có lắp ngòi đạn do bắn (phóng) hoặc ném đến mục tiêu không nổ; đầu đạn bị văng ra ngoài hố hủy sau khi kích nổ đầu đạn dưới hố hủy.
Bên cạnh đó tại cũng có quy định các trường hợp công tác thực hiện hủy nổ đầu đạn sẽ không được tiến hành tại tiểu mục 2.2.7 Mục 2.2 Quy chuẩn QCVN 08:2019/BQP ban hành kèm theo Thông tư 158/2019/TT-BQP, cụ thể như sau:
Không thực hiện hủy nổ đầu đạn trong các trường hợp sau:
- Vào ban đêm, khi trời tối, mưa, lũ, lụt hoặc sương mù;
- Khi có động đất hoặc dự báo có động đất;
- Cấp gió lớn hơn hoặc bằng cấp 5 (lớn hơn 7,9 m/s);
- Khi nhiệt độ ngoài trời lớn hơn 35 °C hoặc nhỏ hơn 10 °C;
- Khu vực hủy có thông báo cảnh báo nguy cơ cháy rừng cấp IV trở lên;
- Chưa có quyết định, kế hoạch, phương án và quy trình do cấp có thẩm quyền phê duyệt;
- Đầu đạn chưa được phân loại theo từng nhóm, loại riêng biệt.
Trường hợp đầu đạn đã lắp ngòi nổ sau khi ném đến hố hủy nhưng không nổ thì phải làm sao?
Nếu trường hợp hủy nổ đầu đạn có lắp ngòi sau khi bắn hoặc ném đến mục tiêu không nổ hoặc bị văng ra ngoài do tác động của xung nổ trong quá trình hủy nổ ở hố hủy thì thực hiện theo tiểu mục 2.3.5.1.3 Mục 2.3 Quy chuẩn QCVN 08:2019/BQP ban hành kèm theo Thông tư 158/2019/TT-BQP như sau:
- Dùng dụng cụ chuyên dụng hoặc tay bóc lớp đất cho đến khi quan sát được toàn bộ đầu đạn. Trong quá trình bóc lớp đất phải nhẹ nhàng, nghiêm cấm để dụng cụ chuyên dụng tiếp xúc trực tiếp với đầu đạn;
- Đặt thuốc nổ mồi sát thân (quả) lựu đạn hoặc đầu đạn (từ 2 mm đến 5 mm) tại vị trí dễ kích nổ và thực hiện theo phương án và quy trình đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
- Đối với đầu đạn sau khi bắn ném hoặc phóng đến mục tiêu không nổ nằm sâu dưới nước, trong vũng bùn hoặc đầm lầy khó xác định vị trí, treo trên cành cây hoặc nằm trên vách núi phải báo cáo cấp có thẩm quyền để áp dụng hình thức và phương án xử lý phù hợp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ, thủ tục xét công nhận đảng viên dự bị thành đảng viên chính thức? Đảng viên dự bị có được biểu quyết không?
- Giá hợp đồng trọn gói là gì? Giá hợp đồng trọn gói được áp dụng cho các gói thầu xây dựng nào?
- Mẫu sổ tiếp nhận lưu trú mới nhất là mẫu nào? Sổ tiếp nhận lưu trú được sử dụng trong trường hợp nào?
- Tạm ngừng xuất khẩu là biện pháp áp dụng đối với hàng hóa từ đâu đến đâu theo quy định pháp luật?
- Người dân có được soát người, khám xét người khác khi nghi bị lấy cắp đồ không? Có bị truy cứu TNHS?