Quả phạt góc trong thi đấu bóng đá 11 người được thực hiện khi nào? Quá trình thực hiện được quy định ra sao?

Em ơi cho chị hỏi: Quả phạt góc trong thi đấu bóng đá 11 người được thực hiện khi nào? Quá trình thực hiện được quy định ra sao? Khi thực hiện quả phạt góc sẽ có những vi phạm và việc xử lý trong từng trường hợp được quy định như thế nào? Đây là câu hỏi của chị Kim Thoa đến từ Đà Nẵng.

Quả phạt góc trong thi đấu bóng đá 11 người được thực hiện khi nào?

Căn cứ theo Mục 1 Luật XVII Luật Bóng đá ban hành kèm theo Quyết định 982-QĐ/UBTDTT năm 2007 quy định như sau:

LUẬT XVII. QUẢ PHẠT GÓC
Qủa phạt góc là một hình thức bắt đầu lại trận đấu.
Bóng từ quả phạt góc trực tiếp vào cầu môn đội đối phương bàn thắng được công nhận.
1. Quả phạt góc được thực hiện khi:
Quả bóng đã hoàn toàn vượt qua hẳn đường biên ngang phía ngoài khung cầu môn, dù ở mặt đất hay trên không, do người chạm bóng cuối cùng là cầu thủ đội phòng ngự.
...

Theo đó, quả phạt góc trong thi đấu bóng đá 11 người được thực hiện khi quả bóng đã hoàn toàn vượt qua hẳn đường biên ngang phía ngoài khung cầu môn, dù ở mặt đất hay trên không, do người chạm bóng cuối cùng là cầu thủ đội phòng ngự.

Quả phạt góc trong thi đấu bóng đá 11 người

Quả phạt góc trong thi đấu bóng đá 11 người (Hình từ Internet)

Quá trình thực hiện quả phạt góc trong thi đấu bóng đá 11 người được quy định ra sao?

Căn cứ theo Mục 2 Luật XVII Luật Bóng đá ban hành kèm theo Quyết định 982-QĐ/UBTDTT năm 2007 quy định như sau:

LUẬT XVII. QUẢ PHẠT GÓC
...
2. Quá trình thực hiện:
- Bóng đặt trong cung đá phạt góc tại điểm gần cột cờ góc nhất.
- Không được di chuyển cột cờ góc.
- Cầu thủ đối phương phải đứng cách xa bóng tối thiểu 9m15 đến khi bóng được đá vào cuộc.
- Người đá phạt góc là cầu thủ của đội tấn công.
- Bóng vào cuộc ngay sau khi được đá và di chuyển.
- Cầu thủ đá phạt góc không được chạm bóng lần thứ 2 khi bóng chưa chạm cầu thủ khác.
...

Theo đó, quá trình thực hiện quả phạt góc trong thi đấu bóng đá 11 người được thực hiện như quy định trên.

Khi thực hiện quả phạt góc sẽ có những vi phạm và việc xử lý trong từng trường hợp được quy định như thế nào?

Căn cứ theo Mục 3 Luật XVII Luật Bóng đá ban hành kèm theo Quyết định 982-QĐ/UBTDTT năm 2007 quy định như sau:

LUẬT XVII. QUẢ PHẠT GÓC
...
3. Những vi phạm và xử phạt:
a. Cầu thủ đá phạt góc không phải là thủ môn:
- Nếu sau khi đá bóng vào cuộc, cầu thủ đó lại chạm bóng tiếp lần thứ 2 (không phải bằng tay) khi bóng chưa chạm cầu thủ khác:
+ Đội phòng ngự được hưởng quả phạt gián tiếp tại nơi phạm lỗi.
- Nếu sau khi đá bóng vào cuộc, cầu thủ đó lại cố tình dùng tay chơi bóng khi bóng chưa chạm cầu thủ khác:
+ Đội phòng thủ được hưởng quả phạt trực tiếp tại nơi phạm lỗi.
+ Đội phòng thủ sẽ được hưởng quả phạt đền nếu vị trí phạm lỗi ở trong khu phạt đền của cầu thủ đó.
b. Cầu thủ đá phạt góc là thủ môn.
- Nếu sau khi đá bóng vào cuộc, thủ môn lại chạm bóng (không phải bằng tay) lần thứ 2 khi bóng chưa chạm một cầu thủ khác:
+ Đội đối phương được hưởng quả phạt gián tiếp tại nơi phạm lỗi.
Nếu sau khi đá bóng vào cuộc, thủ môn lại cố tình dùng tay chơi bóng khi bóng chưa chạm cầu thủ khác:
+ Đội đối phương được hưởng quả phạt trực tiếp tại nơi phạm lỗi nếu hành vi phạm lỗi xảy ra ở ngoài khu phạt đền của thủ môn đó.
+ Đội đối phương được hưởng quả phạt gián tiếp tại nơi phạm lỗi, nếu hành động phạm lỗi xảy ra trong khu phạt đền của thủ môn đó.
c. Đối với bất kỳ vi phạm luật khác:
- Thực hiện lại quả phạt góc.

Như vậy, khi thực hiện quả phát góc sẽ có những vi phạm được chia thành 03 nhóm và cách xử lý vi phạm trong trường trường hợp cụ thể như sau:

Trường hợp cầu thủ đá phạt góc không phải là thủ môn:

- Nếu sau khi đá bóng vào cuộc, cầu thủ đó lại chạm bóng tiếp lần thứ 2 (không phải bằng tay) khi bóng chưa chạm cầu thủ khác:

+ Đội phòng ngự được hưởng quả phạt gián tiếp tại nơi phạm lỗi.

- Nếu sau khi đá bóng vào cuộc, cầu thủ đó lại cố tình dùng tay chơi bóng khi bóng chưa chạm cầu thủ khác:

+ Đội phòng thủ được hưởng quả phạt trực tiếp tại nơi phạm lỗi.

+ Đội phòng thủ sẽ được hưởng quả phạt đền nếu vị trí phạm lỗi ở trong khu phạt đền của cầu thủ đó.

Trường hợp cầu thủ đá phạt góc là thủ môn.

- Nếu sau khi đá bóng vào cuộc, thủ môn lại chạm bóng (không phải bằng tay) lần thứ 2 khi bóng chưa chạm một cầu thủ khác:

+ Đội đối phương được hưởng quả phạt gián tiếp tại nơi phạm lỗi.

Nếu sau khi đá bóng vào cuộc, thủ môn lại cố tình dùng tay chơi bóng khi bóng chưa chạm cầu thủ khác:

+ Đội đối phương được hưởng quả phạt trực tiếp tại nơi phạm lỗi nếu hành vi phạm lỗi xảy ra ở ngoài khu phạt đền của thủ môn đó.

+ Đội đối phương được hưởng quả phạt gián tiếp tại nơi phạm lỗi, nếu hành động phạm lỗi xảy ra trong khu phạt đền của thủ môn đó.

Và đối với bất kỳ vi phạm luật khác:

- Thực hiện lại quả phạt góc.

Thi đấu bóng đá
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Quy định về thay thế thủ môn trong thi đấu bóng đá
Pháp luật
Giải bóng đá Cúp Quốc gia có phải là giải bóng đá chuyên nghiệp tại Việt Nam? Đơn vị tổ chức Giải bóng đá Cúp Quốc gia có phải là thành viên LĐBĐVN?
Pháp luật
Sân thi đấu bóng đá của đội tuyển Việt Nam ở vòng loại thứ 2 World Cup 2026 có kích thước là bao nhiêu?
Pháp luật
Đội tuyển Việt Nam liệu có giành vé sớm ở vòng loại World Cup 2026 hay không? Trang phục cơ bản của đội tuyển Việt Nam ra sân như thế nào?
Pháp luật
Lỗi thô bạo khi thi đấu bóng đá có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không? Hành vi bạo lực trên sân đấu bị xử phạt bao nhiêu tiền?
Pháp luật
Trong thi đấu bóng đá, người chơi thô bạo gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của đối thủ thì bị xử phạt vi phạm hành chính thế nào?
Pháp luật
Danh mục các trận đấu bóng đá quốc tế được lựa chọn làm căn cứ kinh doanh đặt cược bóng đá quốc tế có cần phải đăng lên cổng thông tin điện tử không?
Pháp luật
Các giải thi đấu bóng đá quốc tế được lựa chọn làm căn cứ kinh doanh đặt cược bóng đá quốc tế có cần FIFA phê chuẩn không?
Pháp luật
Sẽ được hưởng quả phạt đền - Penalty nếu cầu thủ đội đối phương phạm những lỗi nào trong thi đấu bóng đá 11 người?
Pháp luật
Điểm phạt đền - Penalty trong các trận thi đấu bóng đá 11 người quốc tế được tổ chức ở Việt Nam xác định như thế nào?
Pháp luật
Trận chung kết lượt đi AFF Cup 2022 được tổ chức tại sân vận động Mỹ Đình thì sân cần phải đáp ứng những tiêu chuẩn gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Thi đấu bóng đá
6,354 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Thi đấu bóng đá

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Thi đấu bóng đá

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào