PrEP là gì? Chỉ định PrEP cho người khi đáp ứng đủ tiêu chí nào? Không chỉ định PrEP trong trường hợp nào?
PrEP là gì? Chỉ định PrEP cho người khi đáp ứng đủ tiêu chí nào?
PrEP là gì?
Căn cứ theo Phần I Hướng dẫn Điều trị và chăm sóc HIV/AIDS ban hành kèm theo Quyết định 5968/QĐ-BYT năm 2021 có định nghĩa PrEP như sau:
I. ĐIỀU TRỊ DỰ PHÒNG TRƯỚC PHƠI NHIỄM VỚI HIV
Điều trị dự phòng trước phơi nhiễm với HIV (PrEP) là sử dụng thuốc ARV để dự phòng lây nhiễm HIV cho người chưa nhiễm HIV nhưng có hành vi nguy cơ nhiễm HIV cao. PrEP có hiệu quả giảm nguy cơ nhiễm HIV qua đường tình dục lên tới 97 và qua tiêm chích đến 74% nếu tuân thủ điều trị tốt.
...
Theo đó, PrEP được hiểu là điều trị dự phòng trước phơi nhiễm với HIV.
Do đó, điều trị dự phòng trước phơi nhiễm với HIV (PrEP) là sử dụng thuốc ARV để dự phòng lây nhiễm HIV cho người chưa nhiễm HIV nhưng có hành vi nguy cơ nhiễm HIV cao. PrEP có hiệu quả giảm nguy cơ nhiễm HIV qua đường tình dục lên tới 97 và qua tiêm chích đến 74% nếu tuân thủ điều trị tốt.
Chỉ định PrEP cho người khi đáp ứng đủ tiêu chí nào?
Căn cứ theo Mục 1 Phần I Hướng dẫn Điều trị và chăm sóc HIV/AIDS ban hành kèm theo Quyết định 5968/QĐ-BYT năm 2021 có hướng dẫn chỉ định PrEP như sau:
Theo đó, Chỉ định PrEP trước phơi nhiễm với HIV khi đáp ứng đủ các tiêu chí sau:
- HIV âm tính;
- Không có triệu chứng của Hội chứng nhiễm HIV cấp;
- Có nguy cơ cao nhiễm HIV, cụ thể là có một trong các yếu tố dưới đây trong vòng 6 tháng qua:
+) Quan hệ tình dục đường hậu môn hoặc âm đạo mà không sử dụng bao cao su với từ hai bạn tình trở lên;
+) Có bạn tình có một hoặc nhiều yếu tố nguy cơ cao nhiễm HIV hoặc không rõ yếu tố nguy cơ nhiễm HIV;
+) Có bạn tình nhiễm HIV chưa điều trị ARV hoặc điều trị ARV nhưng tải lượng HIV > 200 bản sao/mL hoặc chưa được xét nghiệm tải lượng HIV;
+) Có tiền sử mắc hoặc đang điều trị nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục;
+) Đã từng điều trị dự phòng sau phơi nhiễm với HIV (PEP) và vẫn có hành vi nguy cơ cao;
+) Dùng chung bơm kim tiêm hoặc dụng cụ tiêm chích;
+) Yêu cầu sử dụng PrEP.
- Mong muốn sử dụng PrEP và đồng ý xét nghiệm HIV định kỳ.
Tải về phiếu đánh giá nguy cơ và chỉ định điều trị dự phòng trước phơi nhiễm với HIV (PrEP) Tải
PrEP là gì? Chỉ định PrEP cho người khi đáp ứng đủ tiêu chí nào? Không chỉ định PrEP trong trường hợp nào? (Hình từ Internet)
Không chỉ định PrEP trong trường hợp nào?
Căn cứ theo Mục 2 Phần I Hướng dẫn Điều trị và chăm sóc HIV/AIDS ban hành kèm theo Quyết định 5968/QĐ-BYT năm 2021 có quy định như sau:
Theo đó, không chỉ định PrEP trước phơi nhiễm với HIV nếu có một trong các tiêu chi sau đây:
- HIV dương tính.
- Có triệu chứng của Hội chứng nhiễm HIV cấp hoặc có khả năng mới nhiễm HIV.
- Dị ứng hoặc có chống chỉ định với bất kỳ thuốc nào trong phác đồ PrEP.
Không sử dụng phác đồ có TDF khi độ thanh thải creatinin <60 mL/phút và/hoặc cân nặng dưới 35 kg.
Nội dung tư vấn khi sử dụng PrEP được pháp luật quy định như thế nào?
Căn cứ theo Mục 8 Phần I Hướng dẫn Điều trị và chăm sóc HIV/AIDS ban hành kèm theo Quyết định 5968/QĐ-BYT năm 2021 có hướng dẫn nội dung tư vấn khi sử dụng PrEP như sau:
Theo đó, nội dung tư vấn khi sử dụng PrEP được pháp luật quy định bao gồm:
- Uống thuốc theo lịch phù hợp và tuân thủ điều trị.
- Xử trí khi quên uống thuốc:
+) Nếu khách hàng quên thuốc trong vòng 03 ngày: uống thuốc ngay khi nhớ ra, không uống quá 2 viên/ngày đầu sau khi quên thuốc. Những ngày sau uống mỗi ngày 01 viên.
+) Nếu khách hàng quên thuốc từ 04 - 06 ngày: Đánh giá hành vi nguy cơ của khách hàng trong những ngày quên thuốc. Nếu khách hàng không có hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV thì hướng dẫn khách hàng tiếp tục uống thuốc PrEP theo phác đồ đã được chỉ định; nếu có nguy cơ phơi nhiễm HIV thì cần thực hiện lại xét nghiệm HIV, chỉ định sử dụng PEP trong 28 ngày (nếu cần); sau đó xét nghiệm lại HIV, nếu kết quả âm tính thì chỉ định sử dụng PrEP.
+) Nếu khách hàng quên thuốc từ 7 ngày trở lên, đánh giá lại và khởi liều như một khách hàng PrEP mới (trường hợp này không cần làm lại xét nghiệm creatinin và HBsAg nếu đã có kết quả trong vòng 6 tháng qua).
+ Hướng dẫn sử dụng công cụ hỗ trợ tuân thủ điều trị và gắn việc uống thuốc với các hoạt động hằng ngày của khách hàng.
- Các tác dụng không mong muốn có thể gặp và cách xử trí.
- Thời gian đạt được hiệu quả bảo vệ kể từ khi uống thuốc PrEP và các biện pháp phòng ngừa khác cần thực hiện trong thời gian này:
+) Đối với nam không sử dụng hoóc môn khẳng định giới: hiệu quả bảo vệ tối đa sau 02 - 24 giờ nếu bắt đầu liều 02 viên hoặc 07 ngày nếu uống mỗi ngày 01 viên.
+) Đối với nữ có nguy cơ nhiễm HIV hoặc người có nguy cơ nhiễm HIV qua đường máu: PrEP chỉ có tác dụng bảo vệ tối đa sau khi sử dụng thuốc đầy đủ và liên tục trong 07 ngày.
- Hình thức sử dụng PrEP mà khách hàng lựa chọn và cách chuyển đổi đúng giữa uống PrEP hằng ngày và PrEP tình huống.
- PrEP không có tác dụng dự phòng các nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục và tránh thai. Tư vấn sử dụng bao cao su và chất bôi trơn trong quá trình sử dụng PrEP.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu kịch bản đại hội chi bộ không có trù bị? Tải về mẫu kịch bản đại hội chi bộ không có trù bị chi tiết?
- Vượt đèn đỏ khi cột đèn tín hiệu bị lỗi, có bị phạt nguội hay không? Tăng mức phạt vượt đèn đỏ ô tô, xe máy, xe đạp 2025?
- Mẫu phụ lục quy trình nhân sự cấp ủy nhiệm kỳ 25 30? Tải về Mẫu phụ lục quy trình nhân sự cấp ủy nhiệm kỳ 25 - 30?
- Thương lượng tập thể về tiền thưởng có được không? Biên bản thương lượng tập thể phải có nội dung gì?
- Tự ý nghỉ việc sau Tết Âm lịch mà không có lý do chính đáng có bị sa thải? Có được nghỉ bù khi ngày nghỉ Tết trùng với ngày nghỉ hằng tuần?