Phương tiện vận tải khách du lịch bằng đường thủy nội địa từ bao nhiêu ghế ngồi phải trang bị micro?
- Phương tiện vận tải khách du lịch bằng đường thủy nội địa từ bao nhiêu ghế ngồi phải trang bị micro?
- Phương tiện vận tải khách du lịch bằng đường thủy nội địa không trang bị micro theo quy định bị phạt bao nhiêu?
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền xử phạt thương nhân kinh doanh phương tiện vận tải khách du lịch bằng đường thủy nội địa không trang bị micro theo quy định không?
Phương tiện vận tải khách du lịch bằng đường thủy nội địa từ bao nhiêu ghế ngồi phải trang bị micro?
Căn cứ Điều 7 Thông tư 42/2017/TT-BGTVT quy định như sau:
Quy định đối với phương tiện vận tải khách du lịch bằng đường thủy nội địa
1. Phương tiện phải bảo đảm an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định.
2. Phương tiện phải lắp đặt thiết bị nhận dạng tự động - AIS khi hoạt động trên tuyến từ bờ ra đảo hoặc giữa các đảo theo quy định của pháp luật.
3. Trang bị đủ số lượng phao, áo phao cho du khách trên tàu.
4. Phương tiện thủy nội địa vận tải khách du lịch phải đảm bảo nội thất và tiện nghi như sau:
a) Đối với phương tiện từ 12 ghế ngồi đến 20 ghế ngồi phải trang bị: Bảng hướng dẫn sử dụng các trang thiết bị cứu sinh, cứu đắm và số điện thoại, địa chỉ các cơ quan tìm kiếm cứu nạn để tại vị trí ghế ngồi của khách; có biểu đồ hành trình tuyến du lịch; có thùng chứa đồ uống; thùng đựng rác.
b) Đối với phương tiện từ 20 ghế ngồi đến 50 ghế ngồi ngoài các quy định tại điểm a khoản này còn phải trang bị: dụng cụ chống nắng, micro; tủ thuốc và các dụng cụ sơ cứu, cứu nạn theo danh mục quy định của Bộ Y tế; Khu vực phục vụ dịch vụ ăn uống và khu chế biến (nếu có) phải đảm bảo yêu cầu theo quy định của Bộ Y tế và đảm bảo các quy định an toàn phòng chống cháy nổ.
c) Đối với phương tiện từ trên 50 ghế ngồi trở lên ngoài các quy định tại điểm b khoản này phải trang bị: Mái che, rèm cửa chống nắng, điều hòa nhiệt độ hoặc quạt mát tương ứng với số khách du lịch được vận chuyển; phòng vệ sinh.
5. Đối với tàu thủy lưu trú du lịch thực hiện theo quy định của Chính phủ.
Như vậy, phương tiện vận tải khách du lịch bằng đường thủy nội địa từ 20 ghế ngồi trở lên sẽ phải trang bị micro, nếu thương nhân kinh doanh loại hình này không trang bị micro sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Phương tiện vận tải khách du lịch bằng đường thủy nội địa từ bao nhiêu ghế ngồi phải trang bị micro? (hình từ Internet)
Phương tiện vận tải khách du lịch bằng đường thủy nội địa không trang bị micro theo quy định bị phạt bao nhiêu?
Theo khoản 3 Điều 18 Nghị định 45/2019/NĐ-CP quy định như sau:
Vi phạm quy định về vận tải khách du lịch bằng đường thủy nội địa
...
3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không có hợp đồng vận tải khách du lịch theo quy định;
b) Không trang bị đủ số lượng áo phao cho khách du lịch trên phương tiện vận tải khách du lịch bằng đường thủy nội địa theo quy định;
c) Không có bảng hướng dẫn sử dụng các trang thiết bị cứu sinh, cứu đắm và số điện thoại, địa chỉ các cơ quan tìm kiếm cứu nạn để tại vị trí ghế ngồi của khách du lịch đối với phương tiện vận tải khách du lịch bằng đường thủy nội địa;
d) Không có biểu đồ hành trình tuyến du lịch đối với phương tiện vận tải khách du lịch bằng đường thủy nội địa;
đ) Không có thùng chứa đồ uống đối với phương tiện vận tải khách du lịch bằng đường thủy nội địa;
e) Không có thùng đựng rác đối với phương tiện vận tải khách du lịch bằng đường thủy nội địa;
g) Không có dụng cụ chống nắng đối với phương tiện vận tải khách du lịch bằng đường thủy nội địa từ 20 ghế ngồi trở lên;
h) Không có micro đối với phương tiện vận tải khách du lịch bằng đường thủy nội địa từ 20 ghế ngồi trở lên;
i) Không đảm bảo yêu cầu của khu vực phục vụ dịch vụ ăn uống, khu chế biến (nếu có) theo quy định đối với phương tiện vận tải khách du lịch bằng đường thủy nội địa từ 20 ghế ngồi trở lên;
k) Không có mái che đối với phương tiện vận tải khách du lịch bằng đường thủy nội địa từ 50 ghế ngồi trở lên;
l) Không có rèm cửa chống nắng đối với phương tiện vận tải khách du lịch bằng đường thủy nội địa từ 50 ghế ngồi trở lên;
m) Không có phòng vệ sinh đối với phương tiện vận tải khách du lịch bằng đường thủy nội địa từ 50 ghế ngồi trở lên.
...
Chiếu theo quy định này, thương nhân kinh doanh phương tiện vận tải khách du lịch bằng đường thủy nội địa không trang bị micro theo quy định sẽ bị xử lý hành chính với mức phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
Lưu ý, đối với thương nhân là tổ chức mức phạt tiền sẽ nhân hai cho cùng hành vi (theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 45/2019/NĐ-CP).
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền xử phạt thương nhân kinh doanh phương tiện vận tải khách du lịch bằng đường thủy nội địa không trang bị micro theo quy định không?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 25 Nghị định 45/2019/NĐ-CP quy định như sau:
Phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính, xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại các Điều 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17 và 18 theo thẩm quyền quy định tại Điều 20 Nghị định này và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
Theo đó, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện được quyền xử lý các vi phạm hành chính tại Điều 18 Nghị định 45/2019/NĐ-CP
Đồng thời theo quy định tại Điều 20 Nghị định 45/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Nghị định 129/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 10.000.000 đồng.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 4 Nghị định này.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 4 Nghị định này.
Theo đó, mức xử lý hành chính tối đa mà Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện được quyền xử phạt là 25.000.000 đồng đối với cá nhân vi phạm quy định tại Nghị định 45/2019/NĐ-CP và 50.000.000 đồng đối với tổ chức (theo quy định tại khoản 4 Điều 5 Nghị định 45/2019/NĐ-CP) (cao hơn mức phạt tối đa có thể áp dụng đối với thương nhân kinh doanh phương tiện vận tải khách du lịch bằng đường thủy nội địa không trang bị micro theo quy định (bao gồm cả thương nhân là cá nhân và tổ chức).
Do vậy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện được quyền xử phạt hành chính thương nhân kinh doanh phương tiện vận tải khách du lịch bằng đường thủy nội địa vi phạm quy định này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ghi mẫu 02B Bản kiểm điểm đảng viên phần phương hướng biện pháp khắc phục hạn chế khuyết điểm Đảng viên thế nào?
- Thời gian đặt lệnh MTL, đặt lệnh MOK và đặt lệnh MAK? Nhà đầu tư đặt lệnh MTL, đặt lệnh MOK và đặt lệnh MAK phải nắm rõ điều gì?
- Điều kiện kinh doanh thiết bị y tế loại A là gì? Thiết bị y tế được phân loại theo quy định hiện nay thế nào?
- Mẫu giấy chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội mới nhất hiện nay là mẫu nào? Tải về file word ở đâu?
- Cách viết Biên bản họp đánh giá chất lượng Đảng viên cuối năm? Các bước đánh giá chất lượng Đảng viên như thế nào?