Phương tiện vận tải của cá nhân, tổ chức vào khu vực biên giới để giao nhận hàng thuộc đối tượng kiểm tra, giám sát hải quan?
- Phương tiện vận tải của cá nhân, tổ chức vào khu vực biên giới để giao nhận hàng thuộc đối tượng kiểm tra, giám sát hải quan?
- Phương tiện vận tải của cá nhân, tổ chức vào khu vực biên giới để giao nhận hàng có được tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập?
- Hoạt động hợp tác quốc tế về hải quan bao gồm những hoạt động nào?
Phương tiện vận tải của cá nhân, tổ chức vào khu vực biên giới để giao nhận hàng thuộc đối tượng kiểm tra, giám sát hải quan?
Theo quy định khoản 1 Điều 81 Nghị định 08/2015/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 49 Điều 1 Nghị định 59/2018/NĐ-CP về kiểm tra, giám sát hải quan đối với phương tiện vận tải của cá nhân, tổ chức qua lại khu vực biên giới:
Phương tiện vận tải của cá nhân, tổ chức vào khu vực biên giới để giao nhận hàng gồm:
- Xe ô tô tải của nước ngoài vào khu vực cửa khẩu, địa điểm tập kết kiểm tra giám sát hàng hóa ở biên giới thuộc khu kinh tế cửa khẩu để giao hàng nhập khẩu hoặc nhận hàng xuất khẩu;
- Xe ô tô tải của Việt Nam đi qua biên giới để giao hàng xuất khẩu hoặc nhận hàng nhập khẩu sau đó quay trở lại Việt Nam;
- Thuyền, xuồng của nước ngoài vào khu vực cửa khẩu địa điểm tập kết kiểm tra giám sát hàng hóa ở biên giới thuộc khu kinh tế cửa khẩu để giao hàng nhập khẩu hoặc nhận hàng xuất khẩu;
- Thuyền, xuồng của Việt Nam đi qua biên giới để giao hàng xuất khẩu hoặc nhận hàng nhập khẩu sau đó quay trở lại Việt Nam.
Thời gian cho phép phương tiện vận tải quy định tại điểm a, điểm b Khoản 2 Điều này giao nhận hàng hóa không vượt quá 48 giờ và thời gian cho phép phương tiện vận tải quy định tại điểm c, điểm d Khoản 2 Điều này giao nhận hàng hóa không vượt quá 72 giờ.
Đối với các phương tiện thuộc khoản này, người điều khiển xuất trình giấy tờ tùy thân (giấy phép lái xe hoặc chứng minh thư nhân dân (căn cước công dân) hoặc hộ chiếu hoặc giấy thông hành, ngày cấp của giấy tờ này), giấy tờ phương tiện cho cơ quan hải quan để kiểm tra, giám sát theo quy định.
Lưu ý: Phương tiện vận tải của tổ chức, cá nhân qua lại biên giới để giao, nhận hàng hóa tại khu vực biên giới phải đáp ứng các quy định của pháp luật liên quan đến hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu của hàng hóa, hoạt động xuất cảnh, nhập cảnh của phương tiện vận tải và các điều ước quốc tế giữa Việt Nam với các nước có chung đường biên giới.
Phương tiện vận tải của cá nhân, tổ chức vào khu vực biên giới để giao nhận hàng thuộc đối tượng kiểm tra, giám sát hải quan? (Hình từ Internet)
Phương tiện vận tải của cá nhân, tổ chức vào khu vực biên giới để giao nhận hàng có được tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập?
Căn cứ tại khoản 6 Điều 81 Nghị định 08/2015/NĐ-CP về kiểm tra, giám sát hải quan đối với phương tiện vận tải của cá nhân, tổ chức qua lại khu vực biên giới:
Kiểm tra, giám sát hải quan đối với phương tiện vận tải của cá nhân, tổ chức qua lại khu vực biên giới
1. Phương tiện vận tải của tổ chức, cá nhân qua lại biên giới để giao, nhận hàng hóa tại khu vực biên giới phải đáp ứng các quy định của pháp luật liên quan đến hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu của hàng hóa, hoạt động xuất cảnh, nhập cảnh của phương tiện vận tải và các điều ước quốc tế giữa Việt Nam với các nước có chung đường biên giới.
...
6. Các loại phương tiện quy định tại Điều này chỉ được tạm nhập - tái xuất, tạm xuất - tái nhập qua cùng một cửa khẩu. Cơ quan hải quan cửa khẩu có trách nhiệm giám sát phương tiện xuất cảnh, nhập cảnh theo đúng quy định của pháp luật. Trường hợp có dấu hiệu vận chuyển hàng hóa buôn lậu hoặc vận chuyển hàng hóa trái phép, cơ quan hải quan kiểm tra thực tế phương tiện và xử lý theo quy định.
Như vậy, phương tiện vận tải của cá nhân, tổ chức vào khu vực biên giới để giao nhận hàng chỉ được tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập qua cùng một cửa khẩu.
Hoạt động hợp tác quốc tế về hải quan bao gồm những hoạt động nào?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Luật Hải quan 2014 về hoạt động hợp tác quốc tế về hải quan:
Theo đó, hoạt động hợp tác quốc tế về hải quan bao gồm những hoạt động sau:
- Đàm phán, ký, tổ chức thực hiện điều ước quốc tế và thỏa thuận quốc tế về hải quan;
- Tổ chức khai thác, trao đổi thông tin và hợp tác nghiệp vụ với Hải quan các nước, các tổ chức quốc tế có liên quan;
- Cử công chức hải quan Việt Nam ra nước ngoài và tiếp nhận công chức hải quan nước ngoài vào Việt Nam để thực hiện các hoạt động nghiệp vụ hải quan theo quy định của pháp luật về hải quan, điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc thỏa thuận quốc tế đã ký kết;
- Thực hiện quyền, nghĩa vụ và lợi ích của Nhà nước Việt Nam tại Tổ chức Hải quan thế giới, các tổ chức quốc tế có liên quan về hải quan, các nước và vùng lãnh thổ.
Lưu ý: Hải quan Việt Nam có trách nhiệm thực hiện các hoạt động nêu tại khoản 1 Điều 6 Luật Hải quan 2014 theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng đô la Mỹ của tổ chức áp dụng từ 20 11 2024 theo Quyết định 2410 QĐ-NHNN?
- Việc tiếp nhận, xử lý thông tin để phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Bộ Công thương được thực hiện theo quy trình nào?
- Từ ngày 25/12/2024, tên miền đã tạm ngừng hoạt động được gỡ bỏ trạng thái tạm ngừng hoạt động trong các trường hợp nào?
- Tổng hợp trọn bộ danh mục mẫu báo cáo thống kê ngành tư pháp chia theo lĩnh vực chi tiết chuẩn Thông tư 03?
- Mẫu báo cáo thành tích công đoàn 2024 dành cho tập thể công đoàn cơ sở đối với Chuyên đề Giỏi việc nước đảm việc nhà 2024?