Phương tiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm đi trên đường thủy nội địa chở nhiều hàng hóa nguy hiểm khác nhau dán biểu trưng nguy hiểm ra sao?
- Thùng chứa hàng nguy hiểm ở dạng lỏng khi vận chuyển hàng hóa nguy hiểm cần đảm bảo điều gì?
- Phương tiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm đi trên đường thủy nội địa chở nhiều hàng hóa nguy hiểm khác nhau dán biểu trưng nguy hiểm ra sao?
- Cá nhân khi dán không đủ biểu trưng so với loại hàng hóa mà mình vận chuyển thì bị phạt bao nhiêu tiền?
Thùng chứa hàng nguy hiểm ở dạng lỏng khi vận chuyển hàng hóa nguy hiểm cần đảm bảo điều gì?
Căn cứ theo điểm đ khoản 2 Điều 6 Nghị định 34/2024/NĐ-CP quy định về bao bì, thùng chứa, đóng gói hàng hóa nguy hiểm như sau:
Bao bì, thùng chứa, đóng gói hàng hóa nguy hiểm
1. Bao bì, thùng chứa và việc đóng gói hàng hóa nguy hiểm trong lãnh thổ Việt Nam phải tuân thủ theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN) hoặc tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) hoặc quy định của pháp luật chuyên ngành tương ứng với loại hàng hóa. Bao bì, thùng chứa đối với hàng hóa nhập khẩu thực hiện theo khuyến cáo và yêu cầu của nhà sản xuất.
2. Trường hợp chưa có tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hoặc quy định của pháp luật chuyên ngành hoặc tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật của quốc tế do Bộ quản lý danh mục hàng hóa nguy hiểm công bố thì phải đáp ứng các yêu cầu tối thiểu sau:
a) Chất lượng bao bì, thùng chứa có thể chịu được va chạm và chấn động trong quá trình vận chuyển, chuyển tiếp hàng hóa giữa các phương tiện và xếp dỡ vào kho;
b) Bao bì, thùng chứa phải bảo đảm không làm rò rỉ chất nguy hiểm trong quá trình vận chuyển hoặc khi vận chuyển với các tác động như rung lắc, thay đổi nhiệt độ, độ ẩm và áp suất;
c) Phía bên ngoài bao bì, thùng chứa phải bảo đảm sạch và không dính một loại hóa chất nguy hiểm nào;
d) Các phần của bao bì, thùng chứa có tiếp xúc với chất nguy hiểm phải bảo đảm yêu cầu không bị ảnh hưởng hay bị suy giảm chất lượng do tác động của chất nguy hiểm đóng bên trong; không làm ảnh hưởng đến thành phần, tính năng và tác dụng của hàng nguy hiểm;
đ) Bao bì, thùng chứa hàng nguy hiểm ở dạng lỏng phải bảo đảm không bị rò rỉ hay biến dạng vì sự tăng thể tích của các chất lỏng khi thay đổi nhiệt độ; có sức chịu đựng thích hợp với áp suất từ phía bên trong sinh ra trong quá trình vận chuyển; được thử độ rò rỉ trước khi xuất xưởng;
e) Bao bì, thùng chứa bên trong thuộc dạng dễ bị vỡ hoặc đâm thủng như thủy tinh, sành sứ hoặc một số loại nhựa phải được chèn cố định với lớp bao bì, thùng chứa bên ngoài bằng các loại vật liệu chèn, đệm giảm chấn động thích hợp;
...
Theo đó, thùng chứa hàng nguy hiểm ở dạng lỏng khi vận chuyển hàng hóa nguy hiểm cần đảm bảo không bị rò rỉ hay biến dạng vì sự tăng thể tích của các chất lỏng khi thay đổi nhiệt độ;
Ngoài ra, thùng chứa hàng nguy hiểm ở dạng lỏng khi vận chuyển hàng hóa nguy hiểm cần đảm bảo có sức chịu đựng thích hợp với áp suất từ phía bên trong sinh ra trong quá trình vận chuyển; được thử độ rò rỉ trước khi xuất xưởng.
Phương tiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm đi trên đường thủy nội địa chở nhiều hàng hóa nguy hiểm khác nhau dán biểu trưng nguy hiểm ra sao? (Hình từ Internet)
Phương tiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm đi trên đường thủy nội địa chở nhiều hàng hóa nguy hiểm khác nhau dán biểu trưng nguy hiểm ra sao?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 14 Nghị định 34/2024/NĐ-CP quy định về điều kiện đối với phương tiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm như sau:
Điều kiện đối với phương tiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm
1. Phương tiện vận chuyển phải đủ điều kiện tham gia giao thông theo quy định của pháp luật.
2. Phương tiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm phải dán biểu trưng hàng hóa nguy hiểm. Nếu trên một phương tiện có nhiều loại hàng hóa nguy hiểm khác nhau thì phương tiện phải dán đủ biểu trưng của các loại hàng hóa đó. Vị trí dán biểu trưng ở hai bên của phương tiện.
...
Theo đó, một phương tiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm đi trên đường thủy nội địa có chở nhiều loại hàng hóa nguy hiểm khác nhau thì phương tiện phải dán đủ biểu trưng của các loại hàng hóa đó.
Lưu ý: Vị trí dán biểu trưng ở hai bên của phương tiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm đi trên đường thủy nội địa.
Cá nhân khi dán không đủ biểu trưng so với loại hàng hóa mà mình vận chuyển thì bị phạt bao nhiêu tiền?
Căn cứ theo điểm d khoản 1 Điều 36 Nghị định 139/2021/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về vận tải hàng hóa nguy hiểm như sau:
Vi phạm quy định về vận tải hàng hóa nguy hiểm
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:
a) Thuyền viên, người lái phương tiện vận tải hàng hóa nguy hiểm mà không có chứng chỉ chuyên môn đặc biệt;
b) Không chấp hành các quy định về vận tải hàng hóa nguy hiểm ghi trong giấy phép vận chuyển;
c) Không trang bị thiết bị, dụng cụ phòng, chống cháy, nổ, độc hại;
d) Không có biểu trưng hàng hóa nguy hiểm, báo hiệu nguy hiểm;
đ) Không thực hiện đúng quy trình làm sạch phương tiện vận tải hàng hóa nguy hiểm;
e) Thực hiện rửa, tẩy phương tiện sau khi vận tải hàng hóa nguy hiểm không đúng quy định.
...
Theo đó, mức phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng sẽ được áp dụng trong trường hợp cá nhân dán không đủ biểu trưng so với loại hàng hóa mà mình vận chuyển.
Ngoài ra, trường hợp tổ chức vi phạm dán không đủ biểu trưng so với loại hàng hóa mà phương tiện của tổ chức vận chuyển thì mức phạt tiền bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân cụ thể là phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng (căn cứ theo khoản 5 Điều 4 Nghị định 139/2021/NĐ-CP).










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thông tấn xã Việt Nam có tên và ký hiệu viết tắt tên giao dịch quốc tế tiếng Anh theo Nghị định 27 là gì?
- Cụm tính từ là gì? Ví dụ cụm tính từ? Mục tiêu của chương trình Ngữ văn cấp trung học cơ sở là gì?
- 2 Mẫu thư người lao động gửi nhà tuyển dụng? Quyền và nghĩa vụ của người lao động theo Bộ luật Lao động?
- Mẫu quyết định thành lập Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án? Ban quản lý dự án tiếng Anh là gì?
- Hoạt động đầu tư công bao gồm những gì? Nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ trong hoạt động đầu tư công?