Phương tiện quá thời hạn tái nhập vào Việt Nam có bị cơ quan thu hồi Giấy phép liên vận giữa Việt Nam và Lào không?
- Phương tiện quá thời hạn tái nhập vào Việt Nam có bị cơ quan thu hồi Giấy phép liên vận giữa Việt Nam và Lào không?
- Trình tự, thủ tục giải quyết thu hồi Giấy phép liên vận giữa Việt Nam và Lào đối với phương tiện quá thời hạn tái nhập vào Việt Nam thế nào?
- Thẩm quyền gia hạn thời gian lưu hành tại Việt Nam cho phương tiện của Lào khi quá thời gian lưu hành do bất khả kháng thuộc về ai?
Phương tiện quá thời hạn tái nhập vào Việt Nam có bị cơ quan thu hồi Giấy phép liên vận giữa Việt Nam và Lào không?
Phương tiện quá thời hạn tái nhập vào Việt Nam có bị cơ quan thu hồi Giấy phép liên vận giữa Việt Nam và Lào không, căn cứ theo khoản 1 Điều 26 Nghị định 119/2021/NĐ-CP quy định:
Thu hồi Giấy phép liên vận giữa Việt Nam và Lào
1. Cơ quan cấp giấy phép thu hồi Giấy phép liên vận giữa Việt Nam và Lào khi có vi phạm một trong các trường hợp sau:
a) Không thực hiện đúng các nội dung ghi trong giấy phép liên vận khi thực hiện hoạt động vận tải liên vận giữa Việt Nam và Lào;
b) Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô hoặc Giấy phép vận tải đường bộ quốc tế giữa Việt Nam và Lào bị cơ quan có thẩm quyền thu hồi;
c) Phương tiện quá thời hạn tái nhập vào Việt Nam theo quy định, ngoại trừ trường hợp bị thiên tai, tai nạn hoặc lý do bất khả kháng.
...
Theo đó cơ quan cấp giấy phép thu hồi Giấy phép liên vận giữa Việt Nam và Lào khi phương tiện quá thời hạn tại nhập vào Việt Nam theo quy định, ngoại trừ trường hợp bị thiên tai, tan nạn hoặc lý do bất khả kháng.
Như vậy nếu phương tiện quá thời hạn tái nhập vào Việt Nam sẽ bị cơ quan thu hồi Giấy phép liên vận giữa Việt Nam và Lào.
Phương tiện quá thời hạn tái nhập vào Việt Nam có bị cơ quan thu hồi Giấy phép liên vận giữa Việt Nam và Lào không? (Ảnh từ Internet)
Trình tự, thủ tục giải quyết thu hồi Giấy phép liên vận giữa Việt Nam và Lào đối với phương tiện quá thời hạn tái nhập vào Việt Nam thế nào?
Trình tự, thủ tục giải quyết thu hồi Giấy phép liên vận giữa Việt Nam và Lào đối với phương tiện quá thời hạn tái nhập vào Việt Nam, căn cứ theo khoản 2 Điều 26 Nghị định 119/2021/NĐ-CP quy định:
Thu hồi Giấy phép liên vận giữa Việt Nam và Lào
...
2. Trình tự, thủ tục:
a) Cơ quan cấp giấy phép ban hành quyết định thu hồi Giấy phép liên vận giữa Việt Nam và Lào và gửi cho tổ chức, cá nhân, đơn vị kinh doanh vận tải, các cơ quan quản lý nhà nước tại cửa khẩu và các cơ quan có liên quan đồng thời đăng tải thông tin trên Trang thông tin điện tử của cơ quan cấp giấy phép;
b) Sau khi quyết định thu hồi giấy phép có hiệu lực, đơn vị kinh doanh vận tải phải dừng hoạt động vận tải qua biên giới đối với phương tiện bị thu hồi giấy phép và trong vòng 15 ngày làm việc phải nộp Giấy phép liên vận giữa Việt Nam và Lào của phương tiện đó cho cơ quan cấp giấy phép.
Theo đó, bước đầu tiên Cơ quan cấp giấy phép ban hành quyết định thu hồi Giấy phép liên vận giữa Việt Nam và Lào.
Sau đó, gửi quyết định thu hồi cho tổ chức, cá nhân, đơn vị kinh doanh vận tải, các cơ quan quản lý nhà nước tại cửa khẩu và các cơ quan có liên quan đồng thời đăng tải thông tin trên Trang thông tin điện tử của cơ quan cấp giấy phép.
Khi quyết định thu hồi giấy phép có hiệu lực, đơn vị kinh doanh vận tải phải dừng hoạt động vận tải qua biên giới đối với phương tiện bị thu hồi giấy phép.
Trong vòng 15 ngày làm việc, đơn vị kinh doanh vận tải phải nộp Giấy phép liên vận giữa Việt Nam và Lào của phương tiện đó cho cơ quan cấp giấy phép.
Thẩm quyền gia hạn thời gian lưu hành tại Việt Nam cho phương tiện của Lào khi quá thời gian lưu hành do bất khả kháng thuộc về ai?
Căn cứ theo khoản 1 và khoản 2 Điều 27 Nghị định 119/2021/NĐ-CP quy định:
Gia hạn thời gian lưu hành tại Việt Nam cho phương tiện của Lào
1. Đối tượng: Phương tiện của Lào quá thời gian lưu hành tại Việt Nam quy định tại giấy phép liên vận trong trường hợp bất khả kháng thì được gia hạn 01 lần với thời gian không quá 10 ngày.
2. Thẩm quyền gia hạn: Sở Giao thông vận tải, Sở Giao thông vận tải - Xây dựng các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi phương tiện gặp sự cố bất khả kháng.
3. Thành phần hồ sơ:
a) Giấy đề nghị gia hạn theo Mẫu số 07 Phụ lục IV của Nghị định này;
b) Giấy phép liên vận giữa Việt Nam và Lào (bản chính).
4. Trình tự, thủ tục:
a) Tổ chức, cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp cho cơ quan có thẩm quyền nơi phương tiện gặp sự cố bất khả kháng;
b) Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định, cơ quan có thẩm quyền thực hiện gia hạn thời gian lưu hành tại Việt Nam cho phương tiện của Lào. Cơ quan có thẩm quyền thực hiện việc gia hạn bằng văn bản hoặc gia hạn trong giấy phép liên vận. Trường hợp không gia hạn, cơ quan có thẩm quyền trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do.
Theo quy định thì phương tiện của Lào quá thời gian lưu hành tại Việt Nam quy định tại giấy phép liên vận trong trường hợp bất khả kháng thì được gia hạn 01 lần với thời gian không quá 10 ngày.
Thẩm quyền gia hạn thời gian lưu hành thuộc về Sở Giao thông vận tải, Sở Giao thông vận tải - Xây dựng các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi phương tiện gặp sự cố bất khả kháng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng đô la Mỹ của tổ chức áp dụng từ 20 11 2024 theo Quyết định 2410 QĐ-NHNN?
- Việc tiếp nhận, xử lý thông tin để phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Bộ Công thương được thực hiện theo quy trình nào?
- Từ ngày 25/12/2024, tên miền đã tạm ngừng hoạt động được gỡ bỏ trạng thái tạm ngừng hoạt động trong các trường hợp nào?
- Tổng hợp trọn bộ danh mục mẫu báo cáo thống kê ngành tư pháp chia theo lĩnh vực chi tiết chuẩn Thông tư 03?
- Mẫu báo cáo thành tích công đoàn 2024 dành cho tập thể công đoàn cơ sở đối với Chuyên đề Giỏi việc nước đảm việc nhà 2024?