Phương tiện giao thông đường sắt để di chuyển trong trường hợp đặc biệt cần phải đáp ứng được các điều kiện gì?
- Các trường hợp đặc biệt khi phương tiện di chuyển trên đường sắt gồm những trường hợp nào?
- Phương tiện giao thông đường sắt để di chuyển trong trường hợp đặc biệt cần phải đáp ứng được các điều kiện gì?
- Khi di chuyển phương tiện giao thông đường sắt trong trường hợp đặc biệt thì tổ chức, cá nhân cần có những trách nhiệm gì?
Các trường hợp đặc biệt khi phương tiện di chuyển trên đường sắt gồm những trường hợp nào?
Phương tiện chưa đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 30 Luật Đường sắt 2017 được phép di chuyển trong các trường hợp đặc biệt được căn cứ theo Điều 14 Thông tư 14/2023/TT-BGTVT (Có hiệu lực từ 01/09/2023) sau đây:
- Di chuyển để kiểm tra, thử nghiệm các tính năng kỹ thuật của phương tiện trước khi nghiệm thu, bàn giao đưa vào khai thác, vận dụng.
- Di chuyển từ vị trí tập kết này đến vị trí tập kết khác để cất giữ, bảo quản.
- Di chuyển phục vụ công tác phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, tai nạn, dịch bệnh, thực hiện nhiệm vụ khẩn cấp về quốc phòng, an ninh khi có yêu cầu.
Trước đây, các trường hợp đặc biệt khi phương tiện di chuyển trên đường sắt gồm các trường hợp căn cứ theo Điều 14 Thông tư 21/2018/TT-BGTVT (Hết hiệu lực từ 01/09/2023) như sau:
Các trường hợp đặc biệt khi phương tiện di chuyển trên đường sắt
1. Phương tiện di chuyển trên đường sắt để kiểm tra các tính năng kỹ thuật của phương tiện trước khi nghiệm thu, bàn giao đưa ra khai thác, vận dụng.
2. Phương tiện di chuyển trên đường sắt từ vị trí tập kết này đến vị trí tập kết khác để cất giữ, bảo quản phương tiện.
3. Phương tiện di chuyển trên đường sắt thực hiện tìm kiếm cứu nạn khi có yêu cầu.
Theo đó, các trường hợp đặc biệt khi phương tiện di chuyển trên đường sắt sẽ bao gồm các trường hợp theo quy định nêu trên.
Phương tiện giao thông đường sắt để di chuyển trong trường hợp đặc biệt cần phải đáp ứng được các điều kiện gì? (Hình từ Internet)
Phương tiện giao thông đường sắt để di chuyển trong trường hợp đặc biệt cần phải đáp ứng được các điều kiện gì?
Phương tiện giao thông đường sắt để di chuyển trong trường hợp đặc biệt cần phải đáp ứng được các điều kiện căn cứ theo Điều 15 Thông tư 14/2023/TT-BGTVT (Có hiệu lực từ 01/09/2023) sau đây:
- Người điều khiển phương tiện phải chịu sự điều hành giao thông vận tải của cơ quan, tổ chức được giao trách nhiệm điều hành giao thông vận tải đường sắt.
- Tốc độ, tải trọng của phương tiện không được vượt quá thiết kế kỹ thuật của phương tiện, đồng thời phải tuân thủ công lệnh tốc độ, công lệnh tải trọng đã được công bố trên đoạn, tuyến đường sắt di chuyển theo quy định.
- Tổ chức, cá nhân khi di chuyển phương tiện chịu trách nhiệm đảm bảo an toàn, vệ sinh môi trường theo quy định của pháp luật.
Trước đây, yêu cầu đối với phương tiện giao thông đường sắt khi di chuyển trong trường hợp đặc biệt được căn cứ theo Điều 15 Thông tư 21/2018/TT-BGTVT (Hết hiệu lực từ 01/09/2023) như sau:
Yêu cầu đối với phương tiện khi di chuyển trong trường hợp đặc biệt
1. Khi phương tiện di chuyển trong trường hợp đặc biệt, người điều khiển phương tiện phải có giấy phép điều khiển phương tiện theo quy định của Luật Đường sắt và phải chịu sự điều hành giao thông vận tải của cơ quan, tổ chức được giao trách nhiệm điều hành giao thông vận tải đường sắt.
2. Tải trọng của phương tiện không vượt quá tải trọng cho phép mà phương tiện sẽ di chuyển trên đoạn, tuyến đường sắt đã được công bố theo quy định.
3. Tốc độ di chuyển của phương tiện không vượt quá tốc độ cho phép của kết cấu hạ tầng.
4. Việc di chuyển của phương tiện trên đường sắt hạn chế đến mức thấp nhất ảnh hưởng đến biểu đồ chạy tàu đã được công bố.
5. Tổ chức, cá nhân có nhu cầu di chuyển phương tiện chịu trách nhiệm đảm bảo an toàn, vệ sinh môi trường trong quá trình di chuyển.
Theo quy định trên thì để di chuyển trong trường hợp đặc biệt thì người điều khiển phương tiện phải có giấy phép điều khiển phương tiện theo quy định của Luật Đường sắt và phải chịu sự điều hành giao thông vận tải của cơ quan, tổ chức được giao trách nhiệm điều hành giao thông vận tải đường sắt.
Bên cạnh đó, phương tiện giao thông đường sắt cần phải đáp ứng được các điều kiện sau:
(1) Tải trọng của phương tiện không vượt quá tải trọng cho phép mà phương tiện sẽ di chuyển trên đoạn, tuyến đường sắt đã được công bố theo quy định.
(2) Tốc độ di chuyển của phương tiện không vượt quá tốc độ cho phép của kết cấu hạ tầng.
(3) Việc di chuyển của phương tiện trên đường sắt hạn chế đến mức thấp nhất ảnh hưởng đến biểu đồ chạy tàu đã được công bố.
Lưu ý: Tổ chức, cá nhân có nhu cầu di chuyển phương tiện chịu trách nhiệm đảm bảo an toàn, vệ sinh môi trường trong quá trình di chuyển.
Khi di chuyển phương tiện giao thông đường sắt trong trường hợp đặc biệt thì tổ chức, cá nhân cần có những trách nhiệm gì?
Khi di chuyển phương tiện giao thông đường sắt trong trường hợp đặc biệt thì tổ chức, cá nhân cần có những trách nhiệm căn cứ theo Điều 19 Thông tư 14/2023/TT-BGTVT (Có hiệu lực từ 01/09/2023) như sau:
Chủ sở hữu phương tiện, tổ chức, cá nhân có nhu cầu di chuyển phương tiện trên đường sắt trong trường hợp đặc biệt
1. Lập phương án di chuyển phương tiện và phải được sự thống nhất của các cơ quan, tổ chức sau đây:
a) Doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt khi phương tiện di chuyển trên đường sắt quốc gia;
b) Chủ sở hữu đường sắt chuyên dùng khi phương tiện di chuyển trên đường sắt chuyên dùng;
c) Doanh nghiệp kinh doanh đường sắt đô thị khi phương tiện di chuyển trên đường sắt đô thị.
2. Chịu trách nhiệm di chuyển phương tiện theo quy định tại Điều 14 của Thông tư này sau khi có văn bản xác nhận của tổ chức, doanh nghiệp quy định tại khoản 1 Điều này; đồng thời thực hiện đúng yêu cầu khi di chuyển phương tiện theo quy định tại Điều 15 của Thông tư này.
Trước đây, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân khi di chuyển phương tiện giao thông đường sắt trong trường hợp đặc biệt được căn cứ theo Điều 19 Thông tư 21/2018/TT-BGTVT (Hết hiệu lực từ 01/09/2023) như sau:
Trách nhiệm của chủ sở hữu phương tiện, tổ chức, cá nhân có nhu cầu di chuyển phương tiện trên đường sắt trong trường hợp đặc biệt
1. Chịu trách nhiệm di chuyển phương tiện trong trường hợp đặc biệt quy định tại Điều 14 Thông tư này và có văn bản xác nhận với doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt về việc di chuyển phương tiện khi phương tiện di chuyển trên đường sắt quốc gia.
2. Chủ sở hữu phương tiện, tổ chức, cá nhân có nhu cầu di chuyển phương tiện có trách nhiệm lập phương án di chuyển phương tiện và phải được sự thống nhất với cơ quan, tổ chức sau đây:
a) Doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt khi phương tiện di chuyển trên đường sắt quốc gia;
b) Chủ sở hữu đường sắt chuyên dùng khi phương tiện di chuyển trên đường sắt chuyên dùng;
c) Chủ doanh nghiệp kinh doanh đường sắt đô thị khi phương tiện di chuyển trên đường sắt đô thị.
Như vậy, khi di chuyển phương tiện giao thông đường sắt trong trường hợp đặc biệt thì tổ chức, cá nhân cần có những trách nhiệm lập phương án di chuyển phương tiện và phải được sự thống nhất với cơ quan, tổ chức sau đây:
(1) Doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt khi phương tiện di chuyển trên đường sắt quốc gia;
(2) Chủ sở hữu đường sắt chuyên dùng khi phương tiện di chuyển trên đường sắt chuyên dùng;
(3) Chủ doanh nghiệp kinh doanh đường sắt đô thị khi phương tiện di chuyển trên đường sắt đô thị.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 3rd December Sweater là gì? Ngày 3 12 có sự kiện gì? Ngày 3 12 có phải là ngày lễ lớn của Việt Nam hay không?
- Trình tự, thủ tục xác nhận kế hoạch sản xuất xăng dầu và tiêu thụ sản phẩm xăng dầu được tiến hành như thế nào?
- Đáp án Cuộc thi chăm sóc mắt và phòng chống suy giảm thị lực ở học sinh 2024 cấp tiểu học thế nào?
- Kết cấu bài kiểm tra để phục hồi điểm giấy phép lái xe theo Thông tư 65/2024 áp dụng từ 2025 thế nào?
- Người lao động Việt Nam tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được yêu cầu hưởng bảo hiểm xã hội một lần trong trường hợp nào?