Phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động nói chung và người lao động làm việc trong ngành giày, dép gồm những gì?

Phương tiện bảo vệ cá nhân được trang cấp cho người lao động gồm những gì? Khi xây dựng kế hoạch an toàn vệ sinh lao động có bao gồm kế hoạch trang cấp phương tiện bảo vệ lao động hay không? Tôi vừa được nhận vào làm công nhân đóng giày, nghe nói môi trường khá độc hại nên muốn biết phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động làm việc trong ngành này gồm những gì?

Phương tiện bảo vệ cá nhân được trang cấp cho người lao động gồm những gì?

Theo Điều 3 Thông tư 04/2014/TT-BLĐTBXH phương tiện bảo vệ cá nhân được quy định cụ thể như sau:

"Điều 3. Phương tiện bảo vệ cá nhân
1. Phương tiện bảo vệ cá nhân là những dụng cụ, phương tiện cần thiết mà người lao động phải được trang bị để sử dụng trong khi làm việc hoặc thực hiện nhiệm vụ để bảo vệ cơ thể khỏi tác động của các yếu tố nguy hiểm, độc hại phát sinh trong quá trình lao động, khi các giải pháp công nghệ, thiết bị, kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc chưa thể loại trừ hết.
2. Phương tiện bảo vệ cá nhân bao gồm:
a) Phương tiện bảo vệ đầu;
b) Phương tiện bảo vệ mắt, mặt;
c) Phương tiện bảo vệ thính giác;
d) Phương tiện bảo vệ cơ quan hô hấp;
đ) Phương tiện bảo vệ tay, chân;
e) Phương tiện bảo vệ thân thể;
g) Phương tiện chống ngã cao;
h) Phương tiện chống điện giật, điện từ trường;
i) Phương tiện chống chết đuối;
k) Các loại phương tiện bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động khác."

Đồng thời, chất lượng, tác dụng của phương tiện bảo vệ cá nhân được quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều này như sau:

"3. Phương tiện bảo vệ cá nhân trang bị cho người lao động phải phù hợp với việc ngăn ngừa có hiệu quả các tác hại của các yếu tố nguy hiểm, độc hại trong môi trường lao động, dễ dàng trong sử dụng, bảo quản và không gây tác hại khác.
4. Các phương tiện bảo vệ cá nhân phải đảm bảo chất lượng, quy cách theo quy chuẩn, tiêu chuẩn và các quy định khác của nhà nước."

Khi xây dựng kế hoạch an toàn vệ sinh lao động có bao gồm kế hoạch trang cấp phương tiện bảo vệ lao động hay không?

Theo quy định tại Điều 76 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 có quy định về kế hoạch an toàn vệ sinh lao động như sau:

"Điều 76. Kế hoạch an toàn, vệ sinh lao động
1. Hằng năm, người sử dụng lao động phải xây dựng và tổ chức triển khai kế hoạch an toàn, vệ sinh lao động. Đối với các công việc phát sinh trong năm kế hoạch thì phải bổ sung nội dung phù hợp vào kế hoạch an toàn, vệ sinh lao động.
2. Việc lập kế hoạch an toàn, vệ sinh lao động phải được lấy ý kiến Ban chấp hành công đoàn cơ sở và dựa trên các căn cứ sau đây:
a) Đánh giá rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc; việc kiểm soát yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại và kế hoạch ứng cứu khẩn cấp;
b) Kết quả thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động năm trước;
c) Nhiệm vụ, phương hướng kế hoạch sản xuất, kinh doanh và tình hình lao động của năm kế hoạch;
d) Kiến nghị của người lao động, của tổ chức công đoàn và của đoàn thanh tra, đoàn kiểm tra.
3. Kế hoạch an toàn, vệ sinh lao động phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Biện pháp kỹ thuật an toàn lao động và phòng, chống cháy, nổ;
b) Biện pháp về kỹ thuật vệ sinh lao động, phòng, chống yếu tố có hại và cải thiện điều kiện lao động;
c) Trang cấp phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động;
d) Chăm sóc sức khỏe người lao động;
đ) Thông tin, tuyên truyền, giáo dục, huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động."

Có thể thấy, một trong những nội dung chủ yếu kế hoạch an toàn vệ sinh lao động cần có là về trang cấp phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động.

Phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động làm việc trong ngành giày, dép gồm những gì?

Phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động làm việc trong ngành giày, dép gồm những gì?

Phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động làm việc trong ngành giày, dép gồm những gì? (Hình từ Internet)

Căn cứ Mục XVI Phụ lục 1 Danh mục phương tiện bảo vệ cá nhân trang bị cho người lao động làm nghề, công việc có yếu tố nguy hiểm, độc hại, ban hành kèm theo Thông tư 04/2014/TT-BLĐTBXH có quy định về phương tiện bảo vệ cá nhân đối với người lao động làm việc trong ngành giày, dép như sau:

Như vậy, pháp luật hiện hành có quy định những phương tiện bảo vệ cá nhân nói chung và phương tiện bảo vệ cá nhân cụ thể cho người lao động làm việc trong ngành giày, dép.

Đồng thời, trong kế hoạch an toàn vệ sinh lao động cần phải có nội dung liên quan đến vấn đề phương tiện bảo vệ cá nhân trang bị cho người lao động theo quy định của pháp luật.

Người lao động Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Người lao động
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Sa thải người lao động bằng lời nói có được hay không? Sa thải không đúng quy định có thể khởi kiện tại tòa án không?
Pháp luật
Người lao động chưa đủ 18 tuổi thì có được phép làm việc trong công trường xây dựng không? Nếu có thì cần đáp ứng những điều kiện nào?
Pháp luật
Mẫu theo dõi biến động lương thưởng của người lao động mới nhất? Tải về mẫu theo dõi biến động lương thưởng tại đâu?
Pháp luật
Năm 2024 âm lịch bắt đầu và kết thúc vào ngày bao nhiêu dương lịch? Tổng hợp các ngày nghỉ lễ, tết trong năm 2024 đối với người lao động?
Pháp luật
Bài phát biểu Hội nghị viên chức người lao động 2024 2025 các cấp? Diễn văn khai mạc hội nghị viên chức 2024 2025 ý nghĩa?
Pháp luật
Khấu trừ thuế 10% của người lao động sau thời hạn hợp đồng khoán việc có hiệu lực thì có đúng không?
Pháp luật
Tiền lương chi trả cho người lao động thử việc có được đưa vào chi phí hợp lý của doanh nghiệp không?
Pháp luật
Mẫu đánh giá nhân viên cuối năm 2023? Hướng dẫn cách đánh giá nhân viên cuối năm 2023 chuyên nghiệp?
Pháp luật
Mẫu đánh giá nhân viên mới nhất hiện nay là mẫu đánh giá nào? Doanh nghiệp có buộc phải thực hiện đánh giá nhân viên theo từng tháng hay không?
Pháp luật
Mẫu đánh giá nhân viên mới nhất cho doanh nghiệp? Kết quả đánh giá không tốt, doanh nghiệp có được đơn phương chấm dứt HĐLĐ?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Người lao động
4,354 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Người lao động

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Người lao động

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào