Phương thức tuyển sinh, đối tượng và điều kiện tuyển sinh của các trường dự bị đại học (DBĐH) là gì?
Phương thức tuyển sinh, đối tượng và điều kiện tuyển sinh của các trường dự bị đại học (DBĐH) là gì?
Căn cứ tại Điều 3 Quy chế tuyển sinh, bồi dưỡng dự bị đại học; xét tuyển vào học trình độ đại học, trình độ cao đẳng ngành giáo dục mầm non đối với học sinh dự bị đại học ban hành kèm theo Thông tư 44/2021/TT-BGDĐT quy định về phương thức tuyển sinh, đối tượng tuyển sinh và điều kiện tuyển sinh như sau:
* Phương thức tuyển sinh: Trường DBĐH tuyển sinh bằng phương thức tuyển thẳng và xét tuyển.
* Đối tượng
- Đối tượng tuyển thẳng:
+ Thí sinh người dân tộc thiểu số rất ít người đã tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) theo quy định tại Nghị định 57/2017/NĐ-CP ngày 09 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ quy định chính sách ưu tiên tuyển sinh và hỗ trợ học tập đối với trẻ mẫu giáo, học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số rất ít người;
+ Thí sinh cử tuyển theo quy định tại Nghị định 141/2020/NĐ-CP ngày 08 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ quy định chế độ cử tuyển đối với học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số.
- Đối tượng xét tuyển:
+ Thí sinh là người dân tộc thiểu số thường trú từ 18 tháng liên tục trở lên tính đến ngày nộp hồ sơ đăng ký tuyển sinh tại các xã, phường, thị trấn thuộc khu vực 1 (KV1) quy định tại Quy chế tuyển sinh trình độ đại học; tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành và có cha mẹ đẻ hoặc người giám hộ thường trú tại khu vực này;
+ Thí sinh là người dân tộc Kinh thường trú từ 36 tháng liên tục trở lên tính đến ngày nộp hồ sơ đăng ký tuyển sinh tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của cấp có thẩm quyền và có cha mẹ đẻ hoặc người giám hộ thường trú tại vùng này. Trường DBĐH được tuyển không quá 5% tổng số chỉ tiêu tuyển sinh hằng năm thí sinh là người dân tộc Kinh.
+ Đối tượng đã một lần trúng tuyển và nhập học DBĐH không được xét tuyển DBĐH lần thứ hai; các đối tượng đang học đại học hoặc đã tốt nghiệp đại học không được xét tuyển DBĐH.
- Điều kiện tuyển sinh
+ Thí sinh đã tốt nghiệp THPT;
+ Có đủ sức khỏe để học tập theo quy định hiện hành.
Tuyển sinh của các trường dự bị đại học
Đề án tuyển sinh của các trường dự bị đại học được quy định như thế nào?
Căn cứ tại Điều 4 Quy chế tuyển sinh, bồi dưỡng dự bị đại học; xét tuyển vào học trình độ đại học, trình độ cao đẳng ngành giáo dục mầm non đối với học sinh dự bị đại học ban hành kèm theo Thông tư 44/2021/TT-BGDĐT quy định về đề án tuyển sinh của các trường dự bị đại học như sau:
Điều 4. Đề án tuyển sinh
1. Căn cứ Quy chế này và Quy chế tuyển sinh trình độ đại học; tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, trường DBĐH xây dựng Đề án tuyển sinh trình Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt.
2. Đề án tuyển sinh của trường bao gồm các nội dung sau:
a) Phương thức tuyển sinh, đối tượng và điều kiện tuyển sinh;
b) Chỉ tiêu tuyển sinh;
c) Các căn cứ, tổ hợp môn sử dụng để xét tuyển, ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào;
d) Ưu tiên (nếu có) trong xét tuyển đối với thí sinh là người dân tộc thiểu số thường trú tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn;
đ) Thời gian tổ chức tuyển sinh.
3. Các trường DBĐH công khai Đề án tuyển sinh trên trang thông tin điện tử của trường trước 15 ngày làm việc tính đến ngày thí sinh bắt đầu đăng ký tuyển sinh.
Trường dự bị đại học tổ chức tuyển sinh và triệu tập thí sinh trúng tuyển theo phương thức nào?
Căn cứ tại Điều 5 Quy chế tuyển sinh, bồi dưỡng dự bị đại học; xét tuyển vào học trình độ đại học, trình độ cao đẳng ngành giáo dục mầm non đối với học sinh dự bị đại học ban hành kèm theo Thông tư 44/2021/TT-BGDĐT quy định về tổ chức tuyển sinh và triệu tập thí sinh trúng tuyển như sau:
* Đăng ký tuyển sinh
Thí sinh thuộc đối tượng và đủ điều kiện tuyển sinh quy định tại Điều 3 của Quy chế này được đăng ký tuyển sinh vào một trường DBĐH theo một trong các phương thức sau: Nộp 01 bộ hồ sơ qua đường bưu điện hoặc trực tiếp cho trường DBĐH hoặc đăng kí trên hệ thống tuyển sinh trực tuyến của trường DBĐH.
* Hồ sơ đăng ký tuyển sinh:
- Đối với phương thức tuyển thẳng, hồ sơ gồm:
+ Đơn đăng ký vào học DBĐH theo mẫu;
+ Bản sao Bằng tốt nghiệp THPT hoặc Giấy chứng nhận tốt nghiệp THPT tạm thời;
+ Bản sao Giấy khai sinh;
+ Quyết định đi học theo chế độ cử tuyển của cấp có thẩm quyền đối với thí sinh cử tuyển.
- Đối với phương thức xét tuyển, hồ sơ gồm:
+ Đơn đăng ký xét tuyển vào học DBĐH theo mẫu;
+ Bản sao Giấy chứng nhận kết quả kỳ thi quy định tại Đề án tuyển sinh;
+ Bản sao Bằng tốt nghiệp THPT hoặc Giấy chứng nhận tốt nghiệp THPT tạm thời;
+ Bản sao Học bạ THPT;
+ Bản sao Giấy khai sinh;
+ Bản xác nhận thường trú của thí sinh và cha mẹ đẻ hoặc người giám hộ.
* Tổ chức tuyển sinh
- Căn cứ Đề án tuyển sinh được Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt; căn cứ chỉ tiêu được phê duyệt sau khi đã trừ đi số thí sinh dân tộc thiểu số rất ít người diện tuyển thẳng; căn cứ số lượng hồ sơ đăng ký tuyển sinh, Hội đồng tuyển sinh của trường DBĐH quyết định phương án điểm trúng tuyển đối với từng cách thức sử dụng xét tuyển, tiến hành xét tuyển theo nguyên tắc lấy điểm từ cao xuống thấp cho đến khi đủ chỉ tiêu.
* Phê duyệt danh sách thí sinh trúng tuyển
- Trong thời hạn tối đa 30 ngày làm việc kể từ ngày hết hạn nộp hồ sơ đăng ký tuyển sinh, Hiệu trưởng trường DBĐH phê duyệt danh sách thí sinh trúng tuyển, công bố trên trang thông tin điện tử của trường và niêm yết công khai tại trụ sở của trường danh sách thí sinh trúng tuyển.
* Triệu tập thí sinh trúng tuyển:
- Trường DBĐH gửi thông báo nhập học cho thí sinh trúng tuyển;
- Thí sinh nhập học cần hoàn thiện hồ sơ đăng ký tuyển sinh và xuất trình bản gốc để đối chiếu những giấy tờ quy định tại khoản 2 Điều này; thí sinh chịu trách nhiệm về tính xác thực của các thông tin trong hồ sơ đăng ký tuyển sinh;
- Trường DBĐH tổ chức kiểm tra, đối chiếu hồ sơ của thí sinh nhập học theo quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác quan trắc trong quá trình xây dựng không?
- Nhà nước quản lý ngoại thương thế nào? Bộ Công Thương có trách nhiệm gì trong quản lý nhà nước về ngoại thương?
- Ai quyết định biện pháp cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu theo quy định của pháp luật về ngoại thương?
- Mẫu phiếu xin ý kiến chi ủy nơi cư trú dành cho đảng viên? Nhiệm vụ của đảng viên đang công tác ở nơi cư trú?
- Ngày 27 tháng 11 là ngày gì? Ngày 27 tháng 11 dương là ngày bao nhiêu âm 2024? Ngày 27 tháng 11 có sự kiện gì ở Việt Nam?