Phương thức liên lạc trên không và mặt đất được dùng trong những trường hợp nào? Việc liên lạc trên không và mặt đất thì cách phát âm các chữ cái sẽ như thế nào?

Cho hỏi phương thức liên lạc trên không và mặt đất được dùng trong những trường hợp nào? Bên cạnh đó thì việc liên lạc trên không và mặt đất thì cách phát âm các chữ cái sẽ như thế nào? Xin cảm ơn! Câu hỏi của bạn Long đến từ Thành phố Hồ Chí Minh.

Phương thức liên lạc trên không và mặt đất được dùng trong những trường hợp nào?

Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 237 Thông tư 19/2017/TT-BGTVT như sau:

Quy định chung
1. Phương thức liên lạc thoại không - địa được thực hiện theo Tập II Phụ ước 10, Tài liệu 4444 PANS-ATM và Tài liệu 9432 của ICAO.
2. Phương thức liên lạc thoại sử dụng trong các trường hợp sau:
a) Dịch vụ kiểm soát tại sân bay;
b) Dịch vụ kiểm soát tiếp cận;
c) Dịch vụ kiểm soát đường dài;
d) Trường hợp khẩn cấp, khẩn nguy và thông tin liên lạc bị hỏng;
đ) Phương thức phát các tin tức khí tượng và tin tức khác về sân bay;
e) Xử lý trường hợp bất thường của tổ lái.
3. Quy định về kỹ thuật phát:
a) Trước khi phát, canh nghe trên tần số được sử dụng để đảm bảo rằng sẽ không gây nhiễu khi một đài trạm khác đang phát;
b) Sử dụng ngữ điệu chuẩn, phát âm rõ ràng và mạch lạc;
c) Duy trì tốc độ nói trung bình, không vượt quá 100 từ mỗi phút. Dừng một chút trước và sau các chữ số để giúp người nghe dễ hiểu hơn. Trong trường hợp các yếu tố của điện văn được người nhận ghi lại, cần phải nói với tốc độ chậm hơn;
d) Duy trì âm lượng ở mức độ ổn định, không đổi;
đ) Không sử dụng các từ do dự như “à, ờ, ừ”;
e) Duy trì một khoảng cách cố định giữa miệng và ống nói;
g) Tạm thời ngừng phát nếu có việc cần thiết khác hoặc khi thay đổi khoảng cách giữa miệng và ống nói;
h) Bóp và giữ phím bấm trước khi phát và không nhả phím bấm cho đến khi kết thúc điện văn nhằm đảm bảo rằng toàn bộ điện văn được phát đi;
i) Trong trường hợp cần thiết, khi phát các điện văn dài nên ngắt ra để người phát điện văn xác nhận rằng tần số phát không bị nhiễu bởi trạm phát khác và để người nhận có thể yêu cầu phát lại những phần chưa nhận được;
k) Người bấm phím để nói phải thả phím bấm ra sau khi phát và đảm bảo phim bấm không được bật lên nhằm tránh nguy cơ phím bấm bị kẹt trong liên lạc thoại.

Theo đó, có thể thấy rằng phương thức liên lạc thoại sử dụng trong các trường hợp sau:

+ Dịch vụ kiểm soát tại sân bay;

+ Dịch vụ kiểm soát tiếp cận;

+ Dịch vụ kiểm soát đường dài;

+ Trường hợp khẩn cấp, khẩn nguy và thông tin liên lạc bị hỏng;

+ Phương thức phát các tin tức khí tượng và tin tức khác về sân bay;

+ Xử lý trường hợp bất thường của tổ lái.

Như vậy, việc sử dụng phương thức liên lạc thoại để liên lạc trên không và mặt đất sẽ được thực hiện trong các trường hợp nêu trên.

Liên lạc thoại

Liên lạc thoại (Hình từ Internet)

Việc liên lạc trên không và mặt đất thì cách phát âm các chữ cái sẽ như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 238 Thông tư 19/2017/TT-BGTVT như sau:

Cách phát âm các chữ cái trong liên lạc không - địa
1. Các chữ cái được phát âm theo tiêu chuẩn ICAO với phần bôi đậm là phần trọng âm của từ, được nhấn mạnh khi phát âm như sau:

Cách phát âm các chữ cái trong liên lạc

2. Trừ địa chỉ liên lạc và loại tàu bay, các chữ cái trong tên gọi tàu bay phát âm theo tiêu chuẩn của ICAO khi tên gọi tàu bay là số hiệu đăng ký.

Như vậy, theo quy định trên đã nêu cách phát âm các chữ cái trong liên lạc trên không và mặt đất.

Cách phát âm chữ số trong liên lạc trên không và mặt đất ra sao?

Căn cứ theo quy định tại Điều 239 Thông tư 19/2017/TT-BGTVT như sau:

Cách phát âm chữ số trong liên lạc không - địa
1. Các chữ số được phát âm với âm tiết được in bằng chữ in hoa sẽ được nhấn mạnh như sau:

Số hoặc các thành phần của số

Phát âm

0

ZE-RO

1

WUN

2

TOO

3

TREE

4

FOW-er

5

FIFE

6

SIX

7

SEV-en

8

AIT

9

NIN-er

Decimal (phẩy, thập phân)

DAY-SEE-MAL

Hundred (trăm)

HUN-dred

Thousand (nghìn)

TOU-SAND

...

Như vậy, các chữ số trong việc liên lạc trên không và trên mặt đất thì sẽ sử dụng các phát âm riêng như trên.

Hoạt động bay
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Mua phụ tùng vật tư tàu bay do người mua cung cấp sẽ có quy trình về hồ sơ chào hàng ra sao? Việc mua phụ tùng vật tư tàu bay theo quy trình như thế nào?
Pháp luật
Khi đi máy bay, đi tàu bay trẻ em dưới 14 tuổi phải xuất trình giấy tờ nhân thân gì từ ngày 15/02/2024?
Pháp luật
Mẫu giấy xác nhận nhân thân khi đi máy bay mới nhất 2024? Tải mẫu giấy tại đâu? Quyền của hành khách khi đi máy bay là gì?
Pháp luật
Cơ sở điều hành bay là gì? Cơ sở điều hành bay bảo đảm phân cách giữa các tàu bay bằng các hình thức nào?
Pháp luật
Cơ sở kiểm soát tiếp cận là gì? Dịch vụ kiểm soát đường dài do cơ sở kiểm soát tiếp cận đảm nhiệm là gì?
Pháp luật
Dịch vụ báo động trong bảo đảm hoạt động bay là gì? Dịch vụ báo động được cung cấp cho những tàu bay như thế nào?
Pháp luật
Dịch vụ điều hành bay là gì? Dịch vụ điều hành bay được cung cấp cho những chuyến bay nào theo quy định?
Pháp luật
Cơ sở bảo dưỡng tàu bay có phải phân tách dầu mỡ lẫn trong nước thải từ hoạt động bảo dưỡng tàu bay hay không?
Pháp luật
Suất ăn trên tàu bay là gì? Các mẫu suất ăn phải được lưu giữ trong bao lâu khi đưa lên phục vụ trên tàu bay?
Pháp luật
Chuyến bay IFR là gì? Đối với chuyến bay IFR, trước khi bay người chỉ huy tàu bay cần phải làm gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Hoạt động bay
1,957 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Hoạt động bay

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Hoạt động bay

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào