Phương pháp viên hạng 3 chuyên ngành văn hóa cơ sở yêu cầu tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng và năng lực chuyên môn nghiệp vụ như thế nào?
- Phương pháp viên hạng 3 chuyên ngành văn hóa cơ sở yêu cầu tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng như thế nào?
- Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ đối với phương pháp viên hạng 3 chuyên ngành văn hóa cơ sở có những tiêu chuẩn gì?
- Viên chức xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp phương pháp viên hạng 3 yêu cầu thời gian công tác giữ chức danh phương pháp viên hạng 4 trong bao lâu?
Phương pháp viên hạng 3 chuyên ngành văn hóa cơ sở yêu cầu tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng như thế nào?
Theo điểm b khoản 1 Điều 2 Thông tư 03/2022/TT-BVHTTDL quy định thì phương pháp viên hạng III có Mã số V.10.06.20, thuộc nhóm chức danh phương pháp viên, là một trong những viên chức chuyên ngành văn hóa cơ sở.
Căn cứ theo khoản 2 Điều 5 Thông tư 03/2022/TT-BVHTTDL quy định như sau:
Phương pháp viên hạng III - Mã số: V.10.06.20
1. Nhiệm vụ:
a) Xây dựng kế hoạch hàng năm về nhiệm vụ chuyên môn được giao và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt;
b) Dàn dựng các chương trình, cuộc thi, hội diễn và các hoạt động văn hóa, văn nghệ quy mô cấp huyện;
c) Theo dõi, hướng dẫn nghiệp vụ cho các thiết chế văn hóa cơ sở trên địa bàn; tổng kết kinh nghiệm để áp dụng cho các thiết chế văn hóa cơ sở khác;
d) Tham gia tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn, rèn luyện năng khiếu, hoạt động câu lạc bộ, nhóm sở thích.
2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng:
a) Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên phù hợp với lĩnh vực văn hóa cơ sở;
b) Có chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp phương pháp viên.
...
Theo đó, phương pháp viên hạng 3 chuyên ngành văn hóa cơ sở yêu cầu tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng như sau:
- Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên phù hợp với lĩnh vực văn hóa cơ sở;
- Có chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp phương pháp viên.
Phương pháp viên hạng 3 có những nhiệm vụ được quy định cụ thể trên.
Phương pháp viên hạng 3 chuyên ngành văn hóa cơ sở (Hình từ Internet)
Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ đối với phương pháp viên hạng 3 chuyên ngành văn hóa cơ sở có những tiêu chuẩn gì?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 5 Thông tư 03/2022/TT-BVHTTDL quy định như sau:
Phương pháp viên hạng III - Mã số: V.10.06.20
...
3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ:
a) Nắm được chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về văn hóa cơ sở;
b) Có kiến thức cơ bản về quản lý công tác văn hóa cơ sở; có kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực văn hóa cơ sở;
c) Có hiểu biết về lịch sử, văn hóa, xã hội trên địa bàn được phân công quản lý;
d) Có năng lực phân tích, tổng hợp và tham mưu soạn thảo các văn bản hướng dẫn nghiệp vụ;
đ) Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản, sử dụng được ngoại ngữ hoặc sử dụng được tiếng dân tộc thiểu số đối với viên chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số theo yêu cầu vị trí việc làm.
...
Như vậy, tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ đối với phương pháp viên hạng 3 chuyên ngành văn hóa cơ sở như sau:
- Nắm được chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về văn hóa cơ sở;
- Có kiến thức cơ bản về quản lý công tác văn hóa cơ sở; có kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực văn hóa cơ sở;
- Có hiểu biết về lịch sử, văn hóa, xã hội trên địa bàn được phân công quản lý;
- Có năng lực phân tích, tổng hợp và tham mưu soạn thảo các văn bản hướng dẫn nghiệp vụ;
- Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản, sử dụng được ngoại ngữ hoặc sử dụng được tiếng dân tộc thiểu số đối với viên chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số theo yêu cầu vị trí việc làm.
Viên chức xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp phương pháp viên hạng 3 yêu cầu thời gian công tác giữ chức danh phương pháp viên hạng 4 trong bao lâu?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 5 Thông tư 03/2022/TT-BVHTTDL quy định như sau:
Phương pháp viên hạng III - Mã số: V.10.06.20
...
4. Yêu cầu đối với viên chức dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp phương pháp viên hạng III:
Có thời gian công tác giữ chức danh nghề nghiệp phương pháp viên hạng IV hoặc tương đương từ đủ 02 năm trở lên (không kể thời gian tập sự, thử việc) đối với trình độ cao đẳng hoặc từ đủ 03 năm trở lên (không kể thời gian tập sự, thử việc) đối với trình độ trung cấp. Trường hợp có thời gian tương đương thì phải có ít nhất 01 năm (đủ 12 tháng) đang giữ chức danh phương pháp viên hạng IV tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng.
Như vậy, viên chức dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp phương pháp viên hạng 3 cần có thời gian công tác giữ chức danh nghề nghiệp phương pháp viên hạng 4 hoặc tương đương từ đủ 02 năm trở lên (không kể thời gian tập sự, thử việc) đối với trình độ cao đẳng hoặc từ đủ 03 năm trở lên (không kể thời gian tập sự, thử việc) đối với trình độ trung cấp.
Trường hợp có thời gian tương đương thì phải có ít nhất 01 năm (đủ 12 tháng) đang giữ chức danh phương pháp viên hạng 4 tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn của giáo viên mần non cuối năm mới nhất?
- Xung đột pháp luật là gì? Nguyên tắc áp dụng pháp luật khi có xung đột pháp luật trong hoạt động hàng hải?
- Khi nào được quyền sa thải lao động nam có hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc theo quy định?
- Gia hạn thời gian đóng thầu khi không có nhà thầu tham dự trong thời gian tối thiểu bao lâu?
- Mẫu thuyết minh báo cáo tài chính nhà nước mới nhất? Tải mẫu ở đâu? Báo cáo tài chính nhà nước phải được công khai trong thời hạn bao lâu?