Phương án bảo đảm an toàn giao thông đối với hoạt động nạo vét trong vùng nước đường thủy nội địa gồm những nội dung nào?
- Phương án bảo đảm an toàn giao thông đối với hoạt động nạo vét trong vùng nước đường thủy nội địa gồm những nội dung nào?
- Chủ đầu tư gửi hồ sơ đề nghị phê duyệt phương án bảo đảm an toàn giao thông trong vùng nước đường thủy nội địa bằng hình thức nào?
- Hồ sơ đề nghị phê duyệt phương án bảo đảm an toàn giao thông trong vùng nước đường thủy nội địa gồm những giấy tờ gì?
Phương án bảo đảm an toàn giao thông đối với hoạt động nạo vét trong vùng nước đường thủy nội địa gồm những nội dung nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 6 Nghị định 159/2018/NĐ-CP quy định phương án bảo đảm an toàn giao thông đối với hoạt động nạo vét trong vùng nước cảng biển, vùng nước đường thủy nội địa như sau:
Phương án bảo đảm an toàn giao thông đối với hoạt động nạo vét trong vùng nước cảng biển, vùng nước đường thủy nội địa
1. Trước khi tiến hành hoạt động nạo vét, chủ đầu tư, nhà đầu tư phải xây dựng phương án bảo đảm an toàn giao thông trình cơ quan có thẩm quyền xem xét phê duyệt theo quy định tại Nghị định này.
2. Nội dung phương án bảo đảm an toàn giao thông gồm:
a) Tên công trình, tên và địa chỉ của chủ đầu tư, vị trí, quy mô, khối lượng nạo vét, vị trí đổ chất nạo vét;
b) Thời gian nạo vét;
c) Biện pháp thi công;
d) Biện pháp đảm bảo an toàn giao thông;
đ) Danh sách phương tiện thi công nạo vét (số lượng, tính năng, thông số kỹ thuật, thời hạn đăng kiểm,...);
e) Đề xuất cơ chế phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị liên quan.
...
Đối chiếu quy định trên, như vậy, phương án bảo đảm an toàn giao thông đối với hoạt động nạo vét trong vùng nước đường thủy nội địa gồm những nội dung sau đây:
- Tên công trình, tên và địa chỉ của chủ đầu tư, vị trí, quy mô, khối lượng nạo vét, vị trí đổ chất nạo vét;
- Thời gian nạo vét;
- Biện pháp thi công;
- Biện pháp đảm bảo an toàn giao thông;
- Danh sách phương tiện thi công nạo vét (số lượng, tính năng, thông số kỹ thuật, thời hạn đăng kiểm,...);
- Đề xuất cơ chế phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị liên quan.
Phương án bảo đảm an toàn giao thông đối với hoạt động nạo vét trong vùng nước đường thủy nội địa gồm những nội dung nào? (Hình từ Internet)
Chủ đầu tư gửi hồ sơ đề nghị phê duyệt phương án bảo đảm an toàn giao thông trong vùng nước đường thủy nội địa bằng hình thức nào?
Theo quy định tại khoản 3 Điều 6 Nghị định 159/2018/NĐ-CP quy định phương án bảo đảm an toàn giao thông đối với hoạt động nạo vét trong vùng nước cảng biển, vùng nước đường thủy nội địa như sau:
Phương án bảo đảm an toàn giao thông đối với hoạt động nạo vét trong vùng nước cảng biển, vùng nước đường thủy nội địa
...
3. Chủ đầu tư, nhà đầu tư gửi trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc bằng hình thức phù hợp khác 01 bộ hồ sơ đề nghị phê duyệt phương án bảo đảm an toàn giao thông đến cơ quan có thẩm quyền để phê duyệt theo quy định, cụ thể:
a) Cảng vụ Hàng hải khu vực phê duyệt phương án bảo đảm an toàn giao thông đối với hoạt động nạo vét trong vùng nước cảng biển;
b) Cơ quan quản lý đường thủy nội địa khu vực phê duyệt phương án đảm bảo an toàn giao thông đối với hoạt động nạo vét trong vùng nước đường thủy nội địa.
...
Theo đó, chủ đầu tư, nhà đầu tư gửi trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc bằng hình thức phù hợp khác 01 bộ hồ sơ đề nghị phê duyệt phương án bảo đảm an toàn giao thông đến cơ quan có thẩm quyền để phê duyệt.
Cơ quan quản lý đường thủy nội địa khu vực phê duyệt phương án đảm bảo an toàn giao thông đối với hoạt động nạo vét trong vùng nước đường thủy nội địa.
Hồ sơ đề nghị phê duyệt phương án bảo đảm an toàn giao thông trong vùng nước đường thủy nội địa gồm những giấy tờ gì?
Theo quy định tại khoản 4 Điều 6 Nghị định 159/2018/NĐ-CP quy định phương án bảo đảm an toàn giao thông đối với hoạt động nạo vét trong vùng nước đường thủy nội địa như sau:
Phương án bảo đảm an toàn giao thông đối với hoạt động nạo vét trong vùng nước cảng biển, vùng nước đường thủy nội địa
...
4. Hồ sơ đề nghị phê duyệt phương án bảo đảm an toàn giao thông gồm:
a) Văn bản đề nghị phê duyệt phương án bảo đảm an toàn giao thông;
b) Bản sao quyết định đầu tư xây dựng công trình;
c) Bản sao quyết định phê duyệt thiết kế xây dựng công trình;
d) Bản sao bình đồ bố trí mặt bằng tổng thể của công trình;
đ) Bản chính phương án bảo đảm an toàn giao thông.
...
Như vậy, hồ sơ đề nghị phê duyệt phương án bảo đảm an toàn giao thông trong vùng nước đường thủy nội địa gồm những giấy tờ sau:
- Văn bản đề nghị phê duyệt phương án bảo đảm an toàn giao thông;
- Bản sao quyết định đầu tư xây dựng công trình;
- Bản sao quyết định phê duyệt thiết kế xây dựng công trình;
- Bản sao bình đồ bố trí mặt bằng tổng thể của công trình;
- Bản chính phương án bảo đảm an toàn giao thông.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đất nghĩa trang có thuộc nhóm đất chưa sử dụng? Đất nghĩa trang được nhà nước giao cho tổ chức kinh tế bằng hình thức nào?
- Mẫu Nhận xét của chi ủy đối với đảng viên cuối năm? Nhận xét của chi ủy đối với đảng viên được thông báo đến ai?
- Tam tai là gì? Cúng sao giải hạn tam tai có phải mê tín dị đoan không? Hành vi mê tín dị đoan bị xử lý thế nào?
- Nhóm kín, nhóm tele, nhóm zalo chia sẻ link 18+, link quay lén trong group kín thì có bị phạt tù không?
- Chủ đầu tư có phải mua bảo hiểm bắt buộc cho người lao động thi công trên công trường hay không?