Phụ nữ mang thai tham gia bảo hiểm y tế hộ gia đình thì mức hưởng bảo hiểm y tế là bao nhiêu khi đi sinh con đúng tuyến?
Người mang thai hơn 6 tháng thì có được mua thẻ bảo hiểm y tế để đi sinh không?
Theo như thông tin của bạn cung cấp thì bạn chưa tham gia bảo hiểm xã hội bao giờ và hiện tại bạn muốn tham gia bảo hiểm đã hỗ trợ chi phí khi sinh. Trường hợp của bạn sẽ tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình.
Căn cứ Điều 16 Luật bảo hiểm y tế 2008 (sửa đổi bởi khoản 10 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014) quy định về thời điểm thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng như sau:
"Điều 16. Thẻ bảo hiểm y tế
...
3. Thời điểm thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng được quy định như sau:
a) Đối tượng quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 12 của Luật này tham gia bảo hiểm y tế lần đầu, thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng kể từ ngày đóng bảo hiểm y tế;
b) Người tham gia bảo hiểm y tế liên tục kể từ lần thứ hai trở đi thì thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng nối tiếp với ngày hết hạn sử dụng của thẻ lần trước;
c) Đối tượng quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều 12 của Luật này tham gia bảo hiểm y tế từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành hoặc tham gia không liên tục từ 3 tháng trở lên trong năm tài chính thì thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng sau 30 ngày, kể từ ngày đóng bảo hiểm y tế;
d) Đối với trẻ em dưới 6 tuổi thì thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng đến ngày trẻ đủ 72 tháng tuổi. Trường hợp trẻ đủ 72 tháng tuổi mà chưa đến kỳ nhập học thì thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng đến ngày 30 tháng 9 của năm đó.
...”
Như vậy, người tham gia bảo hiểm y tế hộ gia đình thì thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng sau 30 ngày kể từ ngày người tham gia nộp tiền đóng bảo hiểm y tế.
Trường hợp của bạn đang mang thai hơn 6 tháng. Hiện tại, bạn muốn tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình thì sau 30 ngày kể từ ngày bạn nộp tiền đóng bảo hiểm, thẻ bảo hiểm y tế của bạn có giá trị sử dụng. Khi đó bạn sẽ được hưởng chế độ bảo hiểm y tế khi sinh con.
Đồng thời, hiện nay không có quy định người đã mang thai không được tham gia bảo hiểm y tế, khi thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng thì bạn vẫn được thanh toán các chi phí theo đúng quy định.
Phụ nữ mang thai tham gia bảo hiểm y tế hộ gia đình thì mức hưởng bảo hiểm y tế là bao nhiêu khi đi sinh con đúng tuyến?
Mức đóng bảo hiểm y tế hộ gia đình hiện nay là bao nhiêu?
Căn cứ Điều 7 Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định mức đóng bảo hiểm y tế hộ gia đình như sau:
“Điều 7. Mức đóng và trách nhiệm đóng bảo hiểm y tế
1. Mức đóng bảo hiểm y tế hằng tháng của các đối tượng được quy định như sau:
...
e) Mức đóng bảo hiểm y tế của đối tượng quy định tại Điều 5 Nghị định này như sau: Người thứ nhất đóng bằng 4,5% mức lương cơ sở; người thứ hai, thứ ba, thứ tư đóng lần lượt bằng 70%, 60%, 50% mức đóng của người thứ nhất; từ người thứ năm trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất.
Việc giảm trừ mức đóng bảo hiểm y tế theo quy định tại điểm này được thực hiện khi các thành viên tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình cùng tham gia trong năm tài chính.
...”
Theo đó, mức đóng bảo hiểm y tế hộ gia đình sẽ được tính dựa trên mức lương cơ sở. Mức lương cơ sở do nhà nước quy định tháng 5/2020 là 1.490.000 đồng. Do đó mức đóng BHYT của hộ gia đình sẽ được xác định như sau:
- Người thứ nhất sẽ phải đóng với mức 4,5% mức lương cơ sở, tương đương 805.000 đồng;
- Người thứ 2 đóng với mức 70% của người thứ nhất tương đương 563.500 đồng;
- Người thứ 3 đóng với mức 60% của người thứ nhất tương đương với 483.000 đồng;
- Người thứ 4 đóng với mức 50% của người thứ nhất, tương đương với 402.500 đồng;
- Người thứ 5 trở đ đóng với mức 40% của người thứ nhất tương đương với 321.600 đồng.
Phụ nữ mang thai tham gia bảo hiểm y tế hộ gia đình thì mức hưởng bảo hiểm y tế là bao nhiêu khi đi sinh con đúng tuyến?
Căn cứ Điều 14 Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định mức hưởng bảo hiểm y tế đối với các trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 7 Điều 22 của Luật bảo hiểm y tế như sau:
"Điều 14. Mức hưởng bảo hiểm y tế đối với các trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 7 Điều 22 của Luật bảo hiểm y tế
1. Người tham gia bảo hiểm y tế khi đi khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại các Điều 26, 27 và 28 của Luật bảo hiểm y tế; khoản 4 và 5 Điều 22 của Luật bảo hiểm y tế thì được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi được hưởng với mức hưởng như sau:
...
e) 95% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 2, khoản 12 Điều 3 và khoản 1 và 2 Điều 4 Nghị định này;
..."
Theo đó, nếu bạn tham gia bảo hiểm y tế hộ gia đình thì khi bạn đi sinh đúng tuyến bạn sẽ được thanh toán 80% các chi phí trong phạm vi chi trả của thẻ bảo hiểm y tế.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Em trai đến nhà anh chị ruột chơi có phải thông báo lưu trú không? Anh chị ruột thực hiện thông báo lưu trú theo hình thức nào?
- Từ 1/12/2024 chính thức hết giảm thuế trước bạ ô tô 50% theo Nghị định 109? Thuế trước bạ ô tô từ 1/12/2024 ra sao?
- Bản kiểm điểm của Phó Bí thư chi bộ cuối năm 2024 là Đảng viên? Bản kiểm điểm của Phó Bí thư chi bộ trường học là Đảng viên?
- Mức bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất gây thiệt hại đối với cây trồng chưa thu hoạch được tính thế nào?
- Đang bảo lưu kết quả học tập đại học có phải đi nghĩa vụ quân sự không? Sức khỏe loại mấy không được tham gia nghĩa vụ quân sự?