Phụ nữ mang thai tại cơ sở y tế được chỉ định xét nghiệm HIV trong trường hợp nào? Hoạt động xét nghiệm HIV cho phụ nữ mang thai tại cơ sở y tế thực hiện theo mấy bước?
Phụ nữ mang thai tại cơ sở y tế được chỉ định xét nghiệm HIV trong trường hợp nào?
Phụ nữ mang thai tại cơ sở y tế được chỉ định xét nghiệm HIV trong trường hợp nào? (Hình từ Internet)
Theo Điều 4 Thông tư 09/2021/TT-BYT quy định như sau:
Thời điểm và số lần xét nghiệm HIV cho phụ nữ mang thai
Phụ nữ mang thai chưa biết tình trạng nhiễm HIV và đồng ý làm xét nghiệm HIV được chỉ định xét nghiệm HIV trong những lần khám thai định kỳ hoặc khi chuyển dạ, sinh con theo hướng dẫn quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản cho phụ nữ mang thai của Bộ Y tế, cụ thể như sau:
1. Xét nghiệm HIV lần thứ nhất càng sớm càng tốt.
2. Xét nghiệm HIV lần thứ hai cho các trường hợp có hành vi nguy cơ cao quy định tại Khoản 6 Điều 2 Luật Phòng, chống HIV/AIDS số 64/2006/QH11 như sau:
a) Có hành vi nguy cơ cao trong vòng 3 tháng trước khi xét nghiệm HIV lần thứ nhất;
b) Có hành vi nguy cơ cao sau khi được xét nghiệm HIV lần thứ nhất.
Theo đó, phụ nữ mang thai chưa biết tình trạng nhiễm HIV và đồng ý làm xét nghiệm HIV được chỉ định xét nghiệm HIV trong những lần khám thai định kỳ hoặc khi chuyển dạ, sinh con theo hướng dẫn quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản cho phụ nữ mang thai của Bộ Y tế, cụ thể như sau:
(1) Xét nghiệm HIV lần thứ nhất càng sớm càng tốt.
(2) Xét nghiệm HIV lần thứ hai cho các trường hợp có hành vi nguy cơ cao (hành vi dễ làm lây nhiễm HIV như quan hệ tình dục không an toàn, dùng chung bơm kim tiêm và những hành vi khác dễ làm lây nhiễm HIV) như sau:
- Có hành vi nguy cơ cao trong vòng 3 tháng trước khi xét nghiệm HIV lần thứ nhất;
- Có hành vi nguy cơ cao sau khi được xét nghiệm HIV lần thứ nhất.
Hoạt động xét nghiệm HIV cho phụ nữ mang thai tại cơ sở y tế thực hiện theo mấy bước?
Theo Điều 3 Thông tư 09/2021/TT-BYT quy định như sau:
Quy trình xét nghiệm HIV cho phụ nữ mang thai
Quy trình xét nghiệm HIV cho phụ nữ mang thai thực hiện theo quy định tại Thông tư số 01/2015/TT-BYT ngày 27 tháng 02 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn tư vấn phòng, chống HIV/AIDS tại cơ sở y tế, các hướng dẫn chuyên môn của Bộ Y tế và các nội dung sau đây:
1. Tư vấn trước xét nghiệm HIV cho phụ nữ mang thai về các đường lây nhiễm HIV, sự cần thiết của việc biết tình trạng nhiễm HIV, nguy cơ lây nhiễm HIV cho con và lợi ích của việc điều trị bằng thuốc kháng HIV sớm trong giảm lây truyền HIV từ mẹ sang con.
2. Chỉ định xét nghiệm HIV cho phụ nữ mang thai thực hiện theo quy định tại Điều 4 Thông tư này.
3. Thực hiện kỹ thuật xét nghiệm HIV cho phụ nữ mang thai.
4. Trả kết quả xét nghiệm HIV cho phụ nữ mang thai. Đối với phụ nữ mang thai được xét nghiệm HIV khi chuyển dạ, sinh con thì kết quả xét nghiệm HIV được trả cho cơ sở y tế chỉ định xét nghiệm HIV trong thời gian sớm nhất và không quá 6 giờ kể từ thời điểm nhận mẫu.
5. Tư vấn và xử trí sau xét nghiệm HIV cho phụ nữ mang thai:
a) Trường hợp phụ nữ mang thai có kết quả xét nghiệm HIV dương tính: Tư vấn về điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con và chuyển gửi ngay đến cơ sở điều trị thuốc kháng HIV;
b) Trường hợp phụ nữ mang thai có kết quả xét nghiệm HIV có phản ứng khi chuyển dạ, sinh con thì phải tư vấn điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con bằng thuốc kháng HIV ngay cho mẹ và điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con bằng thuốc kháng HIV ngay cho cả mẹ và con, chuyển mẫu máu ngay để làm xét nghiệm khẳng định nhiễm HIV. Trường hợp xét nghiệm HIV của người mẹ có kết quả không xác định, tiếp tục điều trị thuốc kháng HIV cho mẹ và con cho đến khi có kết quả xác định; trường hợp kết quả xét nghiệm HIV của người mẹ được xác định là âm tính thì dừng điều trị thuốc kháng HIV;
c) Trường hợp phụ nữ mang thai có kết quả xét nghiệm HIV âm tính và có hành vi nguy cơ cao nhiễm HIV: Tư vấn dự phòng nhiễm HIV và chuyển gửi phụ nữ mang thai tới cơ sở cung cấp dịch vụ dự phòng lây nhiễm HIV.
Theo đó, hoạt động xét nghiệm HIV cho phụ nữ mang thai tại cơ sở y tế thực hiện theo 05 bước sau đây:
Bước 1: Tư vấn trước xét nghiệm HIV cho phụ nữ mang thai về các đường lây nhiễm HIV, sự cần thiết của việc biết tình trạng nhiễm HIV, nguy cơ lây nhiễm HIV cho con và lợi ích của việc điều trị bằng thuốc kháng HIV sớm trong giảm lây truyền HIV từ mẹ sang con.
Bước 2: Chỉ định xét nghiệm HIV cho phụ nữ mang thai thực hiện theo quy định tại Điều 4 Thông tư 09/2021/TT-BYT.
Bước 3: Thực hiện kỹ thuật xét nghiệm HIV cho phụ nữ mang thai.
Bước 4: Trả kết quả xét nghiệm HIV cho phụ nữ mang thai.
Đối với phụ nữ mang thai được xét nghiệm HIV khi chuyển dạ, sinh con thì kết quả xét nghiệm HIV được trả cho cơ sở y tế chỉ định xét nghiệm HIV trong thời gian sớm nhất và không quá 6 giờ kể từ thời điểm nhận mẫu.
Bước 5: Tư vấn và xử trí sau xét nghiệm HIV cho phụ nữ mang thai:
- Trường hợp phụ nữ mang thai có kết quả xét nghiệm HIV dương tính: Tư vấn về điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con và chuyển gửi ngay đến cơ sở điều trị thuốc kháng HIV;
- Trường hợp phụ nữ mang thai có kết quả xét nghiệm HIV có phản ứng khi chuyển dạ, sinh con thì phải tư vấn điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con bằng thuốc kháng HIV ngay cho mẹ và điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con bằng thuốc kháng HIV ngay cho cả mẹ và con, chuyển mẫu máu ngay để làm xét nghiệm khẳng định nhiễm HIV.
Trường hợp xét nghiệm HIV của người mẹ có kết quả không xác định, tiếp tục điều trị thuốc kháng HIV cho mẹ và con cho đến khi có kết quả xác định; trường hợp kết quả xét nghiệm HIV của người mẹ được xác định là âm tính thì dừng điều trị thuốc kháng HIV;
- Trường hợp phụ nữ mang thai có kết quả xét nghiệm HIV âm tính và có hành vi nguy cơ cao nhiễm HIV: Tư vấn dự phòng nhiễm HIV và chuyển gửi phụ nữ mang thai tới cơ sở cung cấp dịch vụ dự phòng lây nhiễm HIV.
Các nội dung quy định trong hoạt động tư vấn trước và sau xét nghiệm HIV cho phụ nữ mang thai là gì?
Theo Điều 5 Thông tư 01/2015/TT-BYT quy định hoạt động tư vấn trước và sau xét nghiệm HIV cho phụ nữ mang thai bao gồm những nội dung sau:
(1) Tư vấn trước xét nghiệm:
- Giới thiệu, thảo luận lý do tư vấn, xét nghiệm HIV;
- Thảo luận các nguy cơ có khả năng lây nhiễm HIV;
- Trao đổi, giải thích về ý nghĩa và lợi ích của việc xét nghiệm HIV và biết kết quả xét nghiệm HIV.
(2) Tư vấn sau xét nghiệm HIV:
- Tư vấn cho người có kết quả xét nghiệm HIV âm tính:
+ Giải thích kết quả xét nghiệm và ý nghĩa của giai đoạn cửa sổ;
+ Hướng dẫn, trao đổi các biện pháp giảm nguy cơ lây nhiễm HIV;
+ Tư vấn sự cần thiết tham gia các dịch vụ hỗ trợ về tinh thần, tâm lý, xã hội, chăm sóc y tế, dự phòng lây nhiễm HIV.
- Tư vấn cho người có kết quả khẳng định HIV dương tính:
+ Thông báo kết quả xét nghiệm HIV dương tính;
+ Tư vấn hỗ trợ tinh thần, tâm lý;
+ Hướng dẫn cách bộc lộ tình trạng nhiễm HIV với vợ, chồng, người có quan hệ tình dục hoặc sử dụng chung bơm kim tiêm với người được tư vấn và khuyến khích người được tư vấn giới thiệu các đối tượng này và con của người được tư vấn (nếu có) đến tư vấn và xét nghiệm HIV;
+ Tư vấn về các biện pháp phòng lây nhiễm HIV cho người khác và trách nhiệm pháp lý đối với việc phòng lây nhiễm HIV cho người khác;
+ Tư vấn về lợi ích và sự cần thiết tham gia dịch vụ chăm sóc, điều trị và dự phòng lây nhiễm HIV.
- Đối với người có kết quả xét nghiệm HIV không xác định:
+ Giải thích ý nghĩa của kết quả xét nghiệm;
+ Đánh giá lại thời gian có nguy cơ phơi nhiễm HIV gần nhất của khách hàng và tư vấn việc cần thiết xét nghiệm lại HIV sau 14 ngày.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác quan trắc trong quá trình xây dựng không?
- Nhà nước quản lý ngoại thương thế nào? Bộ Công Thương có trách nhiệm gì trong quản lý nhà nước về ngoại thương?
- Ai quyết định biện pháp cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu theo quy định của pháp luật về ngoại thương?
- Mẫu phiếu xin ý kiến chi ủy nơi cư trú dành cho đảng viên? Nhiệm vụ của đảng viên đang công tác ở nơi cư trú?
- Ngày 27 tháng 11 là ngày gì? Ngày 27 tháng 11 dương là ngày bao nhiêu âm 2024? Ngày 27 tháng 11 có sự kiện gì ở Việt Nam?