Phụ nữ mang thai có phải là hành khách đặc biệt trên máy bay không? Khi mua vé đi máy bay trong nước phải cung cấp các thông tin cá nhân nào?
Phụ nữ mang thai có phải là hành khách đặc biệt trên máy bay không?
Phụ nữ mang thai có phải là hành khách đặc biệt trên máy bay không, thì theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 9 Thông tư 81/2014/TT-BGTVT như sau:
Vận chuyển hành khách đặc biệt
1. Hành khách đặc biệt bao gồm:
a) Hành khách là người khuyết tật;
b) Hành khách là người cao tuổi;
c) Hành khách là phụ nữ có thai;
d) Hành khách là trẻ em.
2. Hãng hàng không thực hiện các nghĩa vụ như đối với hành khách thông thường, đồng thời bố trí nhân viên chăm sóc, hỗ trợ; tổ chức và triển khai các loại hình dịch vụ hỗ trợ trong quá trình vận chuyển hành khách đặc biệt.
3. Miễn phí, cước vận chuyển công cụ hỗ trợ của hành khách đặc biệt.
4. Hãng hàng không quy định cụ thể loại dịch vụ hỗ trợ bắt buộc cho từng đối tượng hành khách đặc biệt, thời gian hành khách phải báo trước để được cung cấp dịch vụ hỗ trợ được quy định cụ thể trong Điều lệ vận chuyển và niêm yết tại các đại lý bán vé.
Như vậy, theo quy định trên thì phụ nữ mang thai thuộc một trong các hành khách đặc biệt trên máy bay.
Phụ nữ mang thai có phải là hành khách đặc biệt trên máy bay không? Khi mua vé đi máy bay trong nước phải cung cấp các thông tin cá nhân nào? (Hình từ Internet)
Phụ nữ mang thai đi máy bay có các quyền nào?
Phụ nữ mang thai đi máy bay có các quyền được quy định tại Điều 147 Luật Hàng không dân dụng Việt Nam 2006, được sửa đổi bởi khoản 39 Điều 1 Luật Hàng không dân dụng Việt Nam sửa đổi 2014 như sau:
- Được thông báo bằng văn bản về mức giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người vận chuyển áp dụng đối với trường hợp hành khách bị chết, bị thương, hành lý bị hư hỏng, mất và vận chuyển chậm.
- Trong trường hợp hành khách không được vận chuyển do lỗi của người vận chuyển, hành khách có quyền yêu cầu người vận chuyển thu xếp hành trình phù hợp hoặc hoàn trả lại tiền phần vé chưa sử dụng.
- Trong các trường hợp quy định tại Điều 146 của Luật này, hành khách được nhận lại tiền vé hoặc số tiền tương ứng của phần vé chưa sử dụng, sau khi đã trừ phí và tiền phạt được ghi trong Điều lệ vận chuyển.
- Từ chối chuyến bay; nếu đang trong hành trình, hành khách có quyền từ chối bay tiếp tại bất kỳ cảng hàng không, sân bay hoặc nơi hạ cánh bắt buộc nào và có quyền nhận lại tiền vé hoặc số tiền tương ứng của phần vé chưa sử dụng, sau khi đã trừ phí và tiền phạt được ghi trong Điều lệ vận chuyển.
- Được miễn giá dịch vụ vận chuyển hành lý với mức tối thiểu được ghi trong Điều lệ vận chuyển.
Phụ nữ mang thai khi đi máy bay có nghĩa vụ như thế nào?
Phụ nữ mang thai có nghĩa vụ được quy định tại Điều 148 Luật Hàng không dân dụng Việt Nam 2006 như sau:
Nghĩa vụ của hành khách
1. Thực hiện các quy định về bảo đảm an toàn hàng không, an ninh hàng không.
2. Thực hiện theo sự chỉ dẫn của người vận chuyển trong quá trình vận chuyển.
3. Bồi thường thiệt hại khi hành khách có lỗi gây ra thiệt hại cho người vận chuyển, người khai thác tàu bay.
Như vậy, phụ nữ mang thai khi đi máy bay có nghĩa vụ thực hiện các quy định về bảo đảm an toàn hàng không, an ninh hàng không.
Thực hiện theo sự chỉ dẫn của người vận chuyển trong quá trình vận chuyển. Và bồi thường thiệt hại khi hành khách có lỗi gây ra thiệt hại cho người vận chuyển, người khai thác tàu bay.
Khi mua vé đi máy bay trong nước, phụ nữ mang thai phải cung cấp các thông tin cá nhân nào?
Khi mua vé đi máy bay trong nước, phụ nữ mang thai phải cung cấp các thông tin cá nhân theo quy định tại tiểu mục 1 Mục II Phụ lục XIV về Thông tin cá nhân bắt buộc khi mua vé tàu bay; giấy tờ về nhân thân, vé, thẻ lên tàu bay ban hành kèm theo Thông tư 13/2019/TT-BGTVT, được sửa đổi bởi khoản 85 Điều 1 Thông tư 41/2020/TT-BGTVT như sau:
Vé, thẻ lên tàu bay
1. Khi mua vé đi tàu bay, hành khách phải cung cấp các thông tin cá nhân sau:
a) Họ và tên;
b) Ngày tháng năm sinh.
2. Hành khách khi làm thủ tục đi tàu bay phải xuất trình vé, thẻ lên tàu bay của hãng hàng không phát hành.
3. Vé, thẻ lên tàu bay tối thiểu phải có các thông tin sau:
a) Số vé hoặc mã (code) của từng hành khách.
b) Họ và tên hành khách;
c) Số hiệu chuyến bay;
d) Chặng bay.
Như vậy, khi mua vé đi máy bay trong nước, phụ nữ mang thai phải cung cấp các thông tin cá nhân sau:
- Họ và tên;
- Ngày tháng năm sinh.
Lưu ý: Phụ nữ mang thai khi làm thủ tục đi máy bay phải xuất trình vé, thẻ lên máy bay của hãng hàng không phát hành.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thanh toán tiền thuê phòng nghỉ tại nơi đến công tác theo hình thức khoán được thực hiện như thế nào?
- Không nộp tiền sử dụng đất nhưng không bị thu hồi đất trong trường hợp nào? Áp dụng bảng giá đất để tính tiền sử dụng đất trong trường hợp nào?
- Giấy tờ tài liệu nào thuộc phạm vi thực hiện số hóa theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Đăng tải thông tin tiết lộ nội dung hồ sơ mời thầu trước thời điểm phát hành trái quy định pháp luật bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?
- Việc ban hành văn bản định giá hoặc điều chỉnh mức giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền định giá ban hành được thực hiện thế nào?