Phụ nữ là người dân tộc thiểu số sinh ba con thì có thuộc đối tượng được Nhà nước hỗ trợ không?
Phụ nữ là người dân tộc thiểu số sinh ba con thì có thuộc đối tượng được Nhà nước hỗ trợ không?
Theo khoản 3 Điều 1 Nghị định 39/2015/NĐ-CP quy định về đối tượng được hỗ trợ như sau:
Đối tượng được hỗ trợ
Phụ nữ là người dân tộc thiểu số hoặc phụ nữ là người Kinh có chồng là người dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo, cư trú tại các đơn vị hành chính thuộc vùng khó khăn (trừ các đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc) khi sinh con thuộc một trong các trường hợp sau đây:
1. Sinh một hoặc hai con;
2. Sinh con thứ ba, nếu cả hai vợ chồng hoặc một trong hai người thuộc dân tộc có số dân dưới 10.000 người hoặc thuộc dân tộc có nguy cơ suy giảm số dân (tỷ lệ sinh nhỏ hơn hoặc bằng tỷ lệ chết) theo công bố chính thức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
3. Sinh lần thứ nhất mà sinh ba con trở lên;
4. Đã có một con đẻ, nhưng sinh lần thứ hai mà sinh hai con trở lên;
5. Sinh lần thứ ba trở lên, nếu tại thời điểm sinh chỉ có một con đẻ còn sống, kể cả con đẻ đã cho làm con nuôi;
6. Sinh con thứ ba, nếu đã có hai con đẻ nhưng một hoặc cả hai con bị dị tật hoặc mắc bệnh hiểm nghèo không mang tính di truyền, đã được Hội đồng Giám định y khoa cấp tỉnh hoặc cấp Trung ương xác nhận;
7. Sinh một con hoặc hai con, nếu một trong hai vợ chồng đã có con riêng (con đẻ);
8. Sinh một con hoặc hai con trở lên trong cùng một lần sinh, nếu cả hai vợ chồng đã có con riêng (con đẻ); không áp dụng cho trường hợp hai vợ chồng đã từng có hai con chung trở lên và các con hiện đang còn sống;
9. Phụ nữ thuộc hộ nghèo, là người dân tộc thiểu số chưa kết hôn, cư trú tại các đơn vị hành chính thuộc vùng khó khăn, trừ các đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, sinh một hoặc hai con trở lên trong cùng một lần sinh.
Theo đó, phụ nữ là người dân tộc thiểu số hoặc phụ nữ là người Kinh có chồng là người dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo, cư trú tại các đơn vị hành chính thuộc vùng khó khăn (trừ các đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc) khi sinh con thuộc một trong các trường hợp được quy định tại Điều 1 nêu trên.
Phụ nữ là người dân tộc thiểu số nếu sinh lần thứ nhất mà sinh ba con trở lên là một trong những đối tượng sẽ nhận được hỗ trợ từ Nhà nước.
Phụ nữ là người dân tộc thiểu số sinh ba con thì có thuộc đối tượng được Nhà nước hỗ trợ không? (Hình từ Internet)
Mức hỗ trợ đối với phụ nữ là người dân tộc thiểu số sinh ba con là bao nhiêu?
Căn cứ Điều 2 Nghị định 39/2015/NĐ-CP quy định về định mức hỗ trợ, thời điểm hỗ trợ và phương thức hỗ trợ như sau:
Định mức hỗ trợ, thời điểm hỗ trợ và phương thức hỗ trợ
1. Định mức hỗ trợ: Hai triệu đồng/người.
2. Thời điểm hỗ trợ: Tính từ tháng đầu sau khi sinh con thuộc đối tượng được hỗ trợ.
3. Phương thức hỗ trợ: Bằng tiền, cấp trực tiếp cho đối tượng thụ hưởng. Đối tượng thụ hưởng tự nguyện cam kết bằng văn bản không sinh thêm con, nếu vi phạm phải hoàn trả lại kinh phí đã nhận hỗ trợ.
Theo đó, mức hỗ trợ đối với phụ nữ là người dân tộc thiểu số sinh ba con là hai triệu đồng/người.
Thời điểm hỗ trợ đối với phụ nữ là người dân tộc thiểu số sinh ba con được tính từ tháng đầu sau khi sinh con.
Và phương thức hỗ trợ đối với phụ nữ là người dân tộc thiểu số sinh ba con là bằng tiền, cấp trực tiếp cho đối tượng thụ hưởng. Đối tượng thụ hưởng tự nguyện cam kết bằng văn bản không sinh thêm con, nếu vi phạm phải hoàn trả lại kinh phí đã nhận hỗ trợ.
Nguồn kinh phí hỗ trợ đối với phụ nữ là người dân tộc thiểu số sinh ba con được trích từ đâu?
Theo quy định tại Điều 7 Thông tư liên tịch 07/2016/TTLT-BYT-BTC-BLĐTBXH về nguồn kinh phí như sau:
Nguồn kinh phí
Kinh phí hỗ trợ do ngân sách địa phương bảo đảm từ nguồn chi bảo đảm xã hội theo phân cấp ngân sách hiện hành. Năm 2016, ngân sách Trung ương hỗ trợ đối với các địa phương chưa tự cân đối được ngân sách; các địa phương còn lại do ngân sách địa phương tự bảo đảm.
Như vậy, nguồn kinh phí hỗ trợ đối với phụ nữ là người dân tộc thiểu số sinh ba con do ngân sách địa phương bảo đảm từ nguồn chi bảo đảm xã hội theo phân cấp ngân sách hiện hành.
Năm 2016, ngân sách Trung ương hỗ trợ đối với các địa phương chưa tự cân đối được ngân sách; các địa phương còn lại do ngân sách địa phương tự bảo đảm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- DAV là đại học gì? Ban Giám đốc Học viện Ngoại giao gồm những ai? Những nhiệm vụ và quyền hạn của Học viện Ngoại giao?
- Đại lý thuế có cung cấp dịch vụ thực hiện thủ tục đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế thay người nộp thuế?
- Tiêu chuẩn để xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp vũ trang quần chúng theo Thông tư 93 như thế nào?
- Người thuê nhà ở công vụ có được đề nghị đơn vị quản lý vận hành nhà ở sửa chữa kịp thời hư hỏng của nhà ở công vụ không?
- Giám đốc quản lý dự án hạng 2 của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án phải đáp ứng điều kiện năng lực như thế nào?