Phụ cấp ưu đãi có được áp dụng cho giáo viên giảng dạy tại trường cao đẳng không thuộc vùng đặc biệt khó khăn trong thời gian nghỉ thai sản không?
- Phụ cấp ưu đãi có được áp dụng cho giáo viên giảng dạy tại trường cao đẳng không thuộc vùng đặc biệt khó khăn trong thời gian nghỉ thai sản không?
- Mức phụ cấp ưu đãi đối với giáo viên giảng dạy tại trường cao đẳng được quy định như thế nào?
- Phương thức chi trả phụ cấp ưu đãi đối với giáo viên được thực hiện như thế nào?
Phụ cấp ưu đãi có được áp dụng cho giáo viên giảng dạy tại trường cao đẳng không thuộc vùng đặc biệt khó khăn trong thời gian nghỉ thai sản không?
Căn cứ tiểu mục 2 Mục I Thông tư liên tịch 01/2006/TTLT-BGD&ĐT-BNV-BTC quy định về quy định về điều kiện áp dụng phụ cấp ưu đãi như sau:
PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG VÀ ĐIỀU KIỆN ÁP DỤNG
...
2. Điều kiện áp dụng
a) Đối tượng quy định tại khoản 1 Mục này đã được chuyển, xếp lương theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang vào các ngạch viên chức chuyên ngành giáo dục, đào tạo (các ngạch có 2 chữ số đầu của mã số ngạch là 15) hoặc các hạng viên chức chuyên ngành giáo dục, đào tạo (các hạng có các kí tự đầu của mã số hạng là V.07) thì được hưởng phụ cấp ưu đãi. Riêng đối tượng quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Mục này không nhất thiết phải xếp vào các ngạch viên chức chuyên ngành giáo dục, đào tạo hoặc các hạng viên chức chuyên ngành giáo dục, đào tạo;
b) Đối tượng quy định tại khoản 1 mục này không được tính hưởng phụ cấp ưu đãi trong các thời gian sau:
- Thời gian đi công tác, làm việc, học tập ở nước ngoài hưởng 40% tiền lương theo quy định tại khoản 4 Điều 8 Nghị định số 204/2004/NĐ-CP;
- Thời gian đi công tác, học tập ở trong nước không tham gia giảng dạy liên tục trên 3 tháng;
- Thời gian nghỉ việc riêng không hưởng lương liên tục từ 01 tháng trở lên;
- Thời gian nghỉ ốm đau, thai sản vượt quá thời hạn theo quy định của Điều lệ bảo hiểm xã hội hiện hành;
- Thời gian bị đình chỉ giảng dạy.
Căn cứ khoản 1 Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về thời gian hưởng chế độ khi sinh con như sau:
Thời gian hưởng chế độ khi sinh con
1. Lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.
...
Như vậy, bạn là giáo viên đang trong thời gian nghỉ thai sản theo quy định được hưởng chế độ BHXH theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội thì vẫn được hưởng phụ cấp ưu đãi nghề.
Nếu nghỉ vượt quá thời gian hưởng chế độ thai sản thì bạn sẽ không được hưởng phụ cấp trong thời gian nghỉ vượt quá đó.
Phụ cấp ưu đãi đối với giáo viên (Hình từ Internet)
Mức phụ cấp ưu đãi đối với giáo viên giảng dạy tại trường cao đẳng được quy định như thế nào?
Căn cứ tiểu mục 1 Mục II Thông tư liên tịch 01/2006/TTLT-BGD&ĐT-BNV-BTC quy định về mức phụ cấp như sau:
MỨC PHỤ CẤP VÀ CÁCH TÍNH
1. Mức phụ cấp
a) Mức phụ cấp 25% áp dụng đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các trường đại học, cao đẳng, các học viện, trường bồi dưỡng của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức Đảng, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương và các trường chính trị của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (trừ nhà giáo giảng dạy trong các trường sư phạm, khoa sư phạm và nhà giáo dạy môn khoa học Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh);
...
d) Mức phụ cấp 40% áp dụng đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các trường sư phạm, khoa sư phạm (đại học, cao đẳng, trung học), trường cán bộ quản lý giáo dục và đào tạo và nhà giáo dạy môn chính trị trong các trường trung học chuyên nghiệp, trường dạy nghề;
đ) Mức phụ cấp 45% áp dụng đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy các môn khoa học Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh trong các trường đại học, cao đẳng;
...
Theo đó, tùy thuộc vào loại hình trường, khoa và môn học giảng dạy mà mức phụ cấp ưu đãi đối với giáo viên giảng dạy tại trường cao đẳng sẽ có sự khác nhau được quy định cụ thể tại tiểu mục 1 Mục 1 nêu trên.
Phương thức chi trả phụ cấp ưu đãi đối với giáo viên được thực hiện như thế nào?
Căn cứ Mục III Thông tư liên tịch 01/2006/TTLT-BGD&ĐT-BNV-BTC quy định về phương thức và nguồn chi trả như sau:
PHƯƠNG THỨC VÀ NGUỒN CHI TRẢ
1. Phương thức chi trả
Phụ cấp này được trả cùng kỳ lương hàng tháng (kể cả thời gian nghỉ hè) và không dùng để tính đóng, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
2. Nguồn chi trả
Nguồn kinh phí chi trả chế độ phụ cấp ưu đãi được sử dụng từ nguồn thu sự nghiệp của cơ sở giáo dục theo quy định và nguồn kinh phí do ngân sách nhà nước cấp theo các Thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính về xác định nhu cầu, nguồn và phương thức chi thực hiện cải cách tiền lương.
Theo đó, phụ cấp ưu đãi sẽ được trả cùng kỳ lương hàng tháng (kể cả thời gian nghỉ hè) và không dùng để tính đóng, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
Nguồn kinh phí chi trả chế độ phụ cấp ưu đãi được sử dụng từ nguồn thu sự nghiệp của cơ sở giáo dục theo quy định và nguồn kinh phí do ngân sách nhà nước cấp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mức hỗ trợ hộ nghèo, cận nghèo tại khu vực nông thôn khi mua nhà ở xã hội tại TP.HCM theo Quyết định 81/2024 là bao nhiêu?
- Mức phạt sử dụng đất trồng lúa sang loại đất khác mà không được cơ quan có thẩm quyền cho phép theo Nghị định 123/2024?
- Mẫu báo cáo sơ kết học kỳ 1 THPT mới nhất? Hướng dẫn viết mẫu báo cáo sơ kết học kỳ 1 THPT thế nào?
- Cập nhật giá đất các quận huyện TPHCM từ 31 10 2024? Bảng giá đất mới nhất của TPHCM từ 31 10 2024?
- Tiêu chí phân loại vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập là gì? Việc điều chỉnh vị trí việc làm thực hiện như thế nào?