Phụ cấp đặc thù của Thủ trưởng Cơ quan điều tra Viện kiểm sát quân sự trung ương hiện nay là bao nhiêu?
- Phụ cấp đặc thù của Thủ trưởng Cơ quan điều tra Viện kiểm sát quân sự trung ương hiện nay là bao nhiêu?
- Mức phụ cấp đặc thù của Thủ trưởng Cơ quan điều tra Viện kiểm sát quân sự trung ương được tính thế nào?
- Thủ trưởng Cơ quan điều tra Viện kiểm sát quân sự trung ương có nhiệm vụ, quyền hạn thế nào?
Phụ cấp đặc thù của Thủ trưởng Cơ quan điều tra Viện kiểm sát quân sự trung ương hiện nay là bao nhiêu?
Theo tiểu mục 1 Mục II Thông tư liên tịch 139/2007/TTLT-BQP-BNV-BTC hướng dẫn Quyết định 72/2007/QĐ-TTg về chế độ phụ cấp đặc thù đối với một số chức danh tư pháp và thanh tra trong quân đội quy định như sau:
II. MỨC PHỤ CẤP.
1. Mức 15%: áp dụng đối với Chánh án, Phó Chánh án, Thẩm phán thuộc Tòa án quân sự các cấp; Viện trưởng, Phó Viện trưởng, Kiểm sát viên thuộc Viện Kiểm sát quân sự các cấp; Chánh thanh tra, Phó Chánh thanh tra, Thanh tra viên thuộc Thanh tra quốc phòng; Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng, Điều tra viên thuộc cơ quan Điều tra Viện Kiểm sát quân sự Trung ương; Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng, Điều tra viên thuộc cơ quan Điều tra hình sự, cơ quan an ninh điều tra các cấp; Chấp hành viên thi hành án quân khu, quân chủng Hải quân.
2. Mức 10%: áp dụng đối với Kiểm tra viên thuộc Viện Kiểm sát quân sự các cấp; trợ lý thi hành án hình sự, Thẩm tra viên và Thư ký toà án thuộc Toà án quân sự các cấp; Thẩm tra viên thi hành án dân sự thuộc cơ quan Cục Thi hành án Bộ Quốc phòng.
...
Theo quy định hiện nay thì Thủ trưởng Cơ quan điều tra Viện kiểm sát quân sự trung ương được hưởng mức phụ cấp đặc thù là 15%.
Mức phụ cấp đặc thù của Thủ trưởng Cơ quan điều tra Viện kiểm sát quân sự trung ương được tính thế nào?
Theo tiểu mục 3 Mục II Thông tư liên tịch 139/2007/TTLT-BQP-BNV-BTC hướng dẫn Quyết định 72/2007/QĐ-TTg về chế độ phụ cấp đặc thù đối với một số chức danh tư pháp và thanh tra trong quân đội quy định như sau:
II. MỨC PHỤ CẤP.
...
3. Mức phụ cấp đặc thù quy định tại khoản 1 và 2 mục này, được tính trên mức lương cấp hàm, ngạch bậc hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).
Ví dụ: Đồng chí A là Điều tra viên, cấp bậc: Thượng tá, Chức vụ: Phó trưởng phòng Điều tra an ninh (hệ số phụ cấp chức vụ: 0,8).
Cách tính phụ cấp đặc thù hàng tháng của đồng chí A như sau:
{(7,3 + 0,8) x 450.000 đồng/tháng } x 15% = 546.750 đồng/tháng.
Như vậy, mức phụ cấp đặc thù của Thủ trưởng Cơ quan điều tra Viện kiểm sát quân sự trung ương được tính trên mức lương cấp hàm, ngạch bậc hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).
Ví dụ: Đồng chí A là Điều tra viên, cấp bậc: Thượng tá, Chức vụ: Phó trưởng phòng Điều tra an ninh (hệ số phụ cấp chức vụ: 0,8).
Cách tính phụ cấp đặc thù hàng tháng của đồng chí A như sau:
{(7,3 + 0,8) x 450.000 đồng/tháng } x 15% = 546.750 đồng/tháng.
Phụ cấp đặc thù của Thủ trưởng Cơ quan điều tra Viện kiểm sát quân sự trung ương hiện nay là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Thủ trưởng Cơ quan điều tra Viện kiểm sát quân sự trung ương có nhiệm vụ, quyền hạn thế nào?
Theo Điều 8 Quy chế tổ chức và hoạt động của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát quân sự trung ương ban hành kèm theo Quyết định 193/QĐ-VKSTC năm 2019 quy định Thủ trưởng Cơ quan điều tra Viện kiểm sát quân sự trung ương có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Thủ trưởng Cơ quan điều tra
1. Trong hoạt động quản lý, chỉ đạo, điều hành, Thủ trưởng Cơ quan điều tra có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Quản lý, chỉ đạo, điều hành Cơ quan điều tra thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật, các quy định, quy chế của Bộ Quốc phòng và Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
b) Phân công, ủy quyền cho Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra thực hiện các công việc cụ thể theo quy định của pháp luật, quy chế, quy định của Bộ Quốc phòng và Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
c) Chủ trì phối hợp với các cơ quan, đơn vị, cá nhân để xử lý các vấn đề có liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan điều tra hoặc các vấn đề khác do Lãnh đạo Viện kiểm sát quân sự trung ương phân công;
d) Trực tiếp chỉ đạo việc nghiên cứu, xây dựng các đề tài khoa học, đề án và chuyên đề nghiệp vụ, nghiên cứu đề xuất các biện pháp đấu tranh phòng, chống vi phạm, tội phạm thuộc thẩm quyền giải quyết;
d) Chủ trì giao ban, các hội nghị sơ kết, tổng kết công tác của Cơ quan điều tra; chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan điều tra;
e) Đề xuất với Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương trong thực hiện hoạt động tương trợ tư pháp hình sự, dẫn độ liên quan đến hoạt động của Cơ quan điều tra theo yêu cầu của cấp trên; phối hợp các cơ quan, đơn vị có liên quan thực hiện hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự;
g) Ký các văn bản thuộc thẩm quyền của Thủ trưởng Cơ quan điều tra;
h) Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương phân công.
2. Trong hoạt động tố tụng hình sự, Thủ trưởng Cơ quan điều tra có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm theo Điều 36 Bộ luật Tố tụng hình sự và Điều 52 Luật Tổ chức Cơ quan điều tra hình sự;
b) Chỉ đạo việc xây dựng, quản lý và sử dụng cơ sở cung cấp thông tin tội phạm phục vụ công tác thu tập, tiếp nhận, xử lý và giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra tội phạm thuộc thẩm quyền của Cơ quan điều tra;
c) Chỉ đạo công tác phối hợp giữa Cơ quan điều tra với các cơ quan, đơn vị có liên quan trong việc tiếp nhận, giải quyết nguồn tin về tội phạm thuộc thẩm quyền.
3. Phạm vi giải quyết công việc của Thủ trưởng Cơ quan điều tra:
a) Những công việc thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật, Quy chế Tổ chức và hoạt động của Cơ quan điều tra, quy định của ngành Kiểm sát nhân dân và những công việc nêu tại khoản 1 Điều này;
b) Những công việc được Lãnh đạo Viện kiểm sát quân sự trung ương giao hoặc ủy quyền;
c) Trực tiếp giải quyết những việc đã giao cho Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra, nhưng xét thấy cần thiết hoặc do Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra đi vắng.
4. Thủ trưởng Cơ quan điều tra tổ chức thảo luận tập thể Lãnh đạo Cơ quan điều tra trước khi quyết định các công việc sau:
a) Chương trình công tác, kế hoạch xây dựng văn bản quy phạm pháp luật; dự thảo các văn bản quan trọng trình Lãnh đạo Viện;
b) Các chương trình công tác trọng điểm của Cơ quan điều tra;
c) Công tác thi đua, khen thưởng, kỷ luật của Cơ quan điều tra theo quy định;
d) Báo cáo về tình hình thực hiện chương trình, kế hoạch và kiểm điểm sự chỉ đạo, điều hành của Cơ quan điều tra;
e) Những vấn đề khác mà Thủ trưởng Cơ quan điều tra thấy cần thiết phải đưa ra thảo luận.
5. Chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương về thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dự án bất động sản có phải tuân thủ giấy phép xây dựng đối với trường hợp phải cấp giấy phép xây dựng không?
- Bên mua bảo hiểm có được chuyển giao hợp đồng bảo hiểm tài sản theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm không?
- Mức thu phí thẩm định cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp là 5.000.000 đồng đúng không?
- Chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ phục vụ ký phát hành hộ chiếu có gắn chíp điện tử của DS có hiệu lực trong bao lâu?
- Viết đoạn văn thể hiện tình cảm của em đối với người thân chọn lọc? Đặc điểm môn Ngữ Văn trong chương trình GDPT 2018 là gì?