Phụ cấp chuyên cần là gì? Phụ cấp chuyên cần của người lao động có tính đóng bảo hiểm xã hội không?
Phụ cấp chuyên cần là gì?
Hiện nay Bộ luật Lao động 2019 và các văn bản hướng dẫn liên quan không có giải thích về khái niệm phụ cấp chuyên cần là gì? Tuy nhiên khái niệm này rất quen thuộc với người lao động và các doanh nghiệp tại Việt Nam.
Có thể hiểu phụ cấp chuyên cần thường là khoản tiền người sử dụng lao động chi trả cho những người lao động đi làm đầy đủ, không vi phạm pháp luật, làm đủ ngày công trong tháng được tính theo tỷ lệ ngày làm việc. Nếu không làm đủ số ngày công thì không được hưởng tiền chuyên cần.
Ngoài ra, "Phụ cấp chuyên cần" cũng không thuộc khoản mà luật quy định doanh nghiệp (người sử dụng lao động) bắt buộc phải chi trả cho người lao động. Do đó, không phải doanh nghiệp nào cũng quy định về khoản "phụ cấp chuyên cần" này hay nói cách khác, mức phụ cấp chuyên cần hoàn toàn phụ thuộc vào thỏa ước lao động tập thể, quy chế tiền lương nội bộ của từng doanh nghiệp cũng như sự thỏa thuận giữa doanh nghiệp và người lao động khi ký kết hợp đồng.
Phụ cấp chuyên cần (Hình từ Internet)
Phụ cấp chuyên cần của người lao động có tính đóng bảo hiểm xã hội không?
Phụ cấp chuyên cần của người lao động có tính đóng bảo hiểm xã hội không, thì theo Điều 30 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH, được sửa đổi bởi khoản 26 Điều 1 Thông tư 06/2021/TT-BLĐTBXH thì những khoản tiền tính đóng bảo hiểm xã hội sẽ có hai tính chất:
- Bù đắp yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động mà mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ như phụ cấp chức vụ, chức danh; phụ cấp trách nhiệm; phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; phụ cấp thâm niên; phụ cấp khu vực; phụ cấp lưu động; phụ cấp thu hút và các phụ cấp có tính chất tương tự xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động và trả thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương.
- Các khoản bổ sung xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động và trả thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương.
Theo đó, bản chất của phụ cấp chuyên cần là khoản tiền do người lao động làm việc chuyên cần, đầy đủ ngày/ tháng mà nhận được, được tính theo quy chế riêng.
Khoản phụ cấp chuyên cần này không cùng tính chất với những khoản phụ cấp như chức vụ, chức danh, trách nhiệm được trả đồng đều, liên tục hằng tháng để hỗ trợ cho phần công việc do trách nhiệm chức danh họ đảm nhận (cho dù người này có nghỉ phép nhiều ngày trong tháng vẫn được hưởng).
Thay vào đó, khoản phụ cấp này không đồng đều (nếu người lao động nghỉ nhiều ngày trong tháng thì sẽ khoản phụ cấp này sẽ hạ thấp). Do đó, khoản này sẽ không được tính đóng bảo hiểm xã hội.
Tiền phụ cấp chuyên cần có phải đóng thuế TNCN hay không?
Theo hướng dẫn tại Công văn 79557/CT-TTHT năm 2018 của Cục Thuế TP Hà Nội thì:
- Căn cứ Khoản 2 Điều 2 Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 (được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 2 Điều 11 Thông tư số 92/2015/TT-BTC ngày 15/6/2015) của Bộ Tài chính hướng dẫn thu nhập từ tiền lương, tiền công:
...
Căn cứ các quy định trên, trường hợp Công ty trả phụ cấp tiền thuê nhà, xăng xe (từ nhà đến công ty theo mức cố định hàng tháng), điện thoại, phụ cấp chuyên cần cho người lao động, ghi cụ thể Điều kiện được hưởng và mức được hưởng tại một trong các hồ sơ sau: Hợp đồng lao động; Thỏa ước lao động tập thể; Quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty, Tập đoàn; Quy chế thưởng do Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc quy định theo quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty thì:
Về khoản phụ cấp tiền thuê nhà, xăng xe, phụ cấp chuyên cần: Công ty được hạch toán vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN nếu đáp ứng quy định tại Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC và tính vào thu nhập chịu thuế TNCN của người lao động.
Về khoản phụ cấp tiền điện thoại: khoản khoán chi tiền điện thoại cho cá nhân được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN theo quy định của Luật thuế TNDN thì được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNCN.
Trường hợp Công ty chi tiền điện thoại cho người lao động cao hơn mức khoán chi quy định thì phần chi cao hơn mức khoán chi quy định phải tính vào thu nhập chịu thuế TNCN.
Như vậy, Công văn hướng dẫn nêu trên, khoản phụ cấp chuyên cần Công ty được hạch toán vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN nếu đáp ứng quy định tại Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC và tính vào thu nhập chịu thuế TNCN của người lao động.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dấu dưới hình thức chữ ký số có phải là dấu của doanh nghiệp? Làm giả con dấu của doanh nghiệp bị phạt bao nhiêu tiền?
- Chủ hàng hóa quá cảnh có phải nộp lệ phí hải quan và các loại phí khác cho hàng hóa quá cảnh của mình không?
- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13929:2024 về Bê tông - Phương pháp thử tăng tốc Cacbonat hóa thế nào?
- Mức ưu đãi trong lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất? Quy định về việc quản lý nguồn thu lựa chọn nhà đầu tư?
- Không chấp hành quyết định thanh tra, kiểm tra trong quản lý giá từ ngày 12/7/2024 bị xử phạt bao nhiêu tiền?