Phòng Tài vụ và Quản trị thuộc Văn phòng Tổng cục Hải quan thực hiện những chức năng gì? Ai quy định biên chế của Phòng Tài vụ và Quản trị?
- Phòng Tài vụ và Quản trị thuộc Văn phòng Tổng cục Hải quan thực hiện những chức năng gì?
- Phòng Tài vụ và Quản trị thuộc Văn phòng Tổng cục Hải quan có nhiệm vụ gì trong công tác an ninh, trật tự nội vụ và an toàn cơ quan?
- Biên chế của Phòng Tài vụ và Quản trị thuộc Văn phòng Tổng cục Hải quan do ai quy định?
Phòng Tài vụ và Quản trị thuộc Văn phòng Tổng cục Hải quan thực hiện những chức năng gì?
Theo tiểu mục III Mục A Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các Phòng và Đại diện Văn phòng Tổng cục Hải quan tại thành phố Hồ Chí Minh thuộc Văn phòng Tổng cục Hải quan ban hành kèm theo Quyết định 2386/QĐ-TCHQ năm 2016 như sau:
CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ QUYỀN HẠN
...
II. Phòng Tài vụ - Quản trị
Phòng Tài vụ - Quản trị có chức năng tham mưu giúp Chánh Văn phòng thực hiện công tác tài vụ, quản trị và kế toán đơn vị dự toán cấp 3; công tác an ninh, trật tự nội vụ và an toàn cơ quan.
...
Theo đó, Phòng Tài vụ và Quản trị thuộc Văn phòng Tổng cục Hải quan có chức năng tham mưu giúp Chánh Văn phòng thực hiện công tác tài vụ, quản trị và kế toán đơn vị dự toán cấp 3 và công tác an ninh, trật tự nội vụ và an toàn cơ quan.
Phòng Tài vụ và Quản trị thuộc Văn phòng Tổng cục Hải quan có nhiệm vụ gì trong công tác an ninh, trật tự nội vụ và an toàn cơ quan?
Theo tiết 4 tiểu mục III Mục A Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các Phòng và Đại diện Văn phòng Tổng cục Hải quan tại thành phố Hồ Chí Minh thuộc Văn phòng Tổng cục Hải quan ban hành kèm theo Quyết định 2386/QĐ-TCHQ năm 2016 như sau:
CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ QUYỀN HẠN
...
III. Phòng Tài vụ - Quản trị
...
3. Giúp Chánh Văn phòng tổ chức thực hiện công tác quản lý vận hành, quản trị trụ sở và đảm bảo điều kiện, phương tiện làm việc tại cơ quan Tổng cục Hải quan; quản lý cơ sở vật chất, tài sản công thuộc cơ quan Tổng cục, bao gồm:
a) Tổ chức thực hiện công tác quản lý, vận hành tòa nhà trụ sở cơ quan Tổng cục Hải quan theo phân công của Lãnh đạo Tổng cục;
b) Lập kế hoạch và tổ chức quản lý quỹ nhà, đất được giao; thực hiện việc xây dựng, sửa chữa, cải tạo nhà làm việc theo kế hoạch được duyệt;
c) Tổ chức thực hiện công tác đấu thầu, mua sắm, thuê dịch vụ theo chế độ quy định; quản lý, cấp phát và kiểm tra, giám sát việc sử dụng tài sản, vật tư, trang thiết bị, trang chế phục của các đơn vị hưởng lương tại Văn phòng Tổng cục Hải quan;
d) Quản lý và sử dụng các phương tiện đi lại (ô tô, xe máy) của cơ quan đáp ứng yêu cầu công tác của Lãnh đạo Tổng cục và các đơn vị thuộc cơ quan Tổng cục Hải quan;
e) Quản lý việc sử dụng mạng điện thoại của cơ quan Tổng cục đảm bảo liên lạc hiệu quả, thông suốt;
f) Đảm bảo hậu cần, khánh tiết phục vụ các hội nghị, hội thảo, các cuộc họp và phòng làm việc của Lãnh đạo Tổng cục, lãnh đạo các Vụ, Cục và đơn vị tương đương; đảm bảo cảnh quan, môi trường làm việc tại trụ sở cơ quan Tổng cục Hải quan;
g) Thực hiện công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu và tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho cán bộ, công chức, người lao động; thực hiện phòng chống dịch bệnh trong cơ quan Tổng cục Hải quan;
h) Tổ chức hoạt động bếp ăn cơ quan phục vụ cơm trưa cán bộ, công chức, người lao động và các hội nghị, cuộc họp ... của cơ quan Tổng cục Hải quan.
4. Tổ chức thực hiện công tác an ninh, trật tự nội vụ và an toàn cơ quan:
a) Giữ gìn an ninh, trật tự nội vụ cơ quan Tổng cục và cơ sở, nhà đất được giao quản lý đảm bảo chặt chẽ, an toàn theo đúng quy định của pháp luật;
b) Tham mưu xây dựng các quy định, đôn đốc và phối hợp với các đơn vị thực hiện kiểm tra việc chấp hành kỷ cương, kỷ luật hành chính tại cơ quan Tổng cục Hải quan;
c) Chủ trì tổ chức triển khai công tác phòng cháy chữa cháy và cứu hộ cứu nạn, công tác dân quân tự vệ, phòng chống bão lụt và giảm nhẹ thiên tai tại cơ quan Tổng cục Hải quan.
...
Theo đó, Phòng Tài vụ và Quản trị thuộc Văn phòng Tổng cục Hải quan có nhiệm vụ tổ chức thực hiện công tác an ninh, trật tự nội vụ và an toàn cơ quan:
- Giữ gìn an ninh, trật tự nội vụ cơ quan Tổng cục và cơ sở, nhà đất được giao quản lý đảm bảo chặt chẽ, an toàn theo đúng quy định của pháp luật;
- Tham mưu xây dựng các quy định, đôn đốc và phối hợp với các đơn vị thực hiện kiểm tra việc chấp hành kỷ cương, kỷ luật hành chính tại cơ quan Tổng cục Hải quan;
- Chủ trì tổ chức triển khai công tác phòng cháy chữa cháy và cứu hộ cứu nạn, công tác dân quân tự vệ, phòng chống bão lụt và giảm nhẹ thiên tai tại cơ quan Tổng cục Hải quan.
Biên chế của Phòng Tài vụ và Quản trị thuộc Văn phòng Tổng cục Hải quan do ai quy định?
Theo tiểu mục 4 Mục B Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các Phòng và Đại diện Văn phòng Tổng cục Hải quan tại thành phố Hồ Chí Minh thuộc Văn phòng Tổng cục Hải quan ban hành kèm theo Quyết định 2386/QĐ-TCHQ năm 2016 như sau:
CƠ CẤU TỔ CHỨC
...
4. Biên chế của các Phòng, Đại diện Văn phòng thuộc Văn phòng Tổng cục Hải quan do Chánh Văn phòng Tổng cục Hải quan quyết định trong tổng số biên chế được giao.
...
Theo đó, biên chế của Phòng Tài vụ và Quản trị thuộc Văn phòng Tổng cục Hải quan do Chánh Văn phòng Tổng cục Hải quan quyết định trong tổng số biên chế được giao.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thời hạn sử dụng đất nông nghiệp là bao lâu? Theo Luật Đất đai 2024 chuyển nhượng đất nông nghiệp hết thời hạn sử dụng có được không?
- Phương pháp xác định từ khối lượng xây dựng tính theo thiết kế cơ sở có phải cơ sở xác định tổng mức đầu tư xây dựng không?
- Thời hạn sử dụng của đất trồng cây lâu năm theo hình thức giao đất tối đa hiện nay là bao nhiêu?
- Bị mất Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược thì có được cấp lại không? Ai có thẩm quyền cấp lại giấy chứng nhận?
- Tài sản cơ sở của hợp đồng tương lai chỉ số là gì? Quy mô hợp đồng tương lai chỉ số được xác định như thế nào?