Phòng Tài vụ Quản trị Ấn chỉ thuộc Cục Thuế thực hiện chức năng gì và có những nhiệm vụ cụ thể nào?
Phòng Tài vụ Quản trị Ấn chỉ thuộc Cục Thuế thực hiện chức năng gì?
Chức năng của Phòng Tài vụ Quản trị Ấn chỉ thuộc Cục Thuế được quy định tại Mục 11 Quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các Phòng và Văn phòng thuộc Cục Thuế do Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế ban hành kèm theo Quyết định 211/QĐ-TCT năm 2019 như sau:
Phòng Tài vụ - Quản trị - Ấn chỉ
Giúp Cục trưởng Cục Thuế tổ chức chỉ đạo, triển khai thực hiện các công tác quản lý tài chính; quản lý đầu tư xây dựng cơ bản; quản trị; in ấn chỉ thuế theo phạm vi được phân cấp; và quản lý hoá đơn tự in của các tổ chức và cá nhân nộp thuế quản lý ấn chỉ thuế trong toàn Cục Thuế.
...
Theo đó, Phòng Tài vụ Quản trị Ấn chỉ giúp Cục trưởng Cục Thuế tổ chức chỉ đạo, triển khai thực hiện các công tác quản lý tài chính; quản lý đầu tư xây dựng cơ bản; quản trị; in ấn chỉ thuế theo phạm vi được phân cấp; và quản lý hoá đơn tự in của các tổ chức và cá nhân nộp thuế quản lý ấn chỉ thuế trong toàn Cục Thuế.
Phòng Tài vụ Quản trị Ấn chỉ thuộc Cục Thuế (hình từ internet)
Phòng Tài vụ Quản trị Ấn chỉ thuộc Cục Thuế có những nhiệm vụ gì?
Nhiệm vụ của Phòng Tài vụ Quản trị Ấn chỉ thuộc Cục Thuế được quy định tại Mục 11 Quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các Phòng và Văn phòng thuộc Cục Thuế do Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế ban hành kèm theo Quyết định 211/QĐ-TCT năm 2019 như sau:
- Xây dựng kế hoạch hàng năm về đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, kinh phí hoạt động; Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện việc in, quản lý, sử dụng, hoá đơn, ấn chỉ thuế theo quy định;
- Tổ chức hướng dẫn, chỉ đạo và kiểm tra các Chi cục Thuế trong việc thực hiện công tác xây dựng và thực hiện dự toán kinh phí, đầu tư xây dựng cơ bản, quản lý trang thiết bị, phương tiện làm việc, trang phục;
- Quản lý công tác đầu tư xây dựng cơ bản, thẩm định hồ sơ dự án đầu tư xây dựng cơ bản nội bộ trình cấp có thẩm quyền phê duyệt;
- Quản lý tài chính của Cục Thuế; thực hiện nhiệm vụ đơn vị dự toán cấp 3 của cơ quan Cục Thuế; thẩm tra báo cáo quyết toán tài chính năm của các Chi cục Thuế; tổng hợp và lập báo cáo quyết toán tài chính toàn Cục Thuế; thông báo quyết toán tài chính năm được duyệt cho các đơn vị trực thuộc Cục Thuế;
- Trực tiếp tổ chức in ấn chỉ thuế thuộc phạm vi quản lý của Cục Thuế; theo dõi giám sát việc quản lý, sử dụng, kế toán, thanh toán, kiểm kê, thanh hủy, xử lý tổn thất các loại ấn chỉ thuế theo quy định; hướng dẫn, chỉ đạo công tác quản lý, sử dụng các loại hoá đơn, ấn chỉ thuế cho Chi cục Thuế và các đơn vị được Nhà nước giao nhiệm vụ thu thuế;
- Tổng hợp, phân tích, đánh giá kết quả thực hiện và đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý tài chính, quản lý đầu tư xây dựng cơ bản, quản trị, quản lý ấn chỉ thuế trong phạm vi toàn Cục Thuế theo quy định;
- Tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của Cục Thuế;
- Biên soạn và tham gia biên soạn tài liệu, tập huấn cho công chức của các Chi cục thuế về công tác quản lý hoá đơn ấn chỉ thuế theo chỉ đạo của Tổng cục Thuế;
- Thực hiện việc bảo quản và lưu trữ hồ sơ nghiệp vụ, tài liệu và các văn bản pháp quy của Nhà nước thuộc lĩnh vực quản lý của phòng theo quy định;
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Cục trưởng Cục Thuế giao.
Chức năng và nhiệm vụ của Phòng Tài vụ Quản trị Ấn chỉ thuộc Cục Thuế do ai quyết định?
Theo khoản 2 Điều 3 Quyết định 1836/QĐ-BTC năm 2018 như sau:
Cơ cấu tổ chức
1. Cơ cấu tổ chức của Cục Thuế tỉnh, thành phố được tổ chức như sau:
a) Đối với các Phòng thuộc Cục Thuế tỉnh, thành phố:
- Cục Thuế thành phố Hà Nội và Cục Thuế thành phố Hồ Chí Minh được tổ chức không quá 11 Phòng thực hiện chức năng tham mưu, quản lý thuế và không quá 10 Phòng Thanh tra - Kiểm tra;
- Cục Thuế có số thu từ 2.500 tỷ đồng/năm trở lên (không kể thu từ dầu thô và đất) hoặc quản lý 2.000 doanh nghiệp trở lên (trừ Cục Thuế thành phố Hà Nội và Cục Thuế thành phố Hồ Chí Minh) được tổ chức không quá 9 Phòng thực hiện chức năng tham mưu, quản lý thuế và không quá 5 Phòng Thanh tra - Kiểm tra;
- Cục Thuế có số thu dưới 2.500 tỷ đồng/năm (không kể thu từ dầu thô và đất) hoặc quản lý dưới 2.000 doanh nghiệp được tổ chức không quá 8 Phòng thực hiện chức năng tham mưu, quản lý thuế và Phòng Thanh tra - Kiểm tra.
b) Chi cục Thuế ở các quận, huyện, thị xã, thành phố; Chi cục Thuế khu vực trực thuộc Cục Thuế tỉnh, thành phố.
Chi cục Thuế quận, huyện, thị xã, thành phố; Chi cục Thuế khu vực trực thuộc Cục Thuế tỉnh, thành phố có tư cách pháp nhân, con dấu riêng và được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước theo quy định của pháp luật.
2. Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế căn cứ vào tiêu chí về quy mô, đối tượng quản lý và tình hình thực tế tại địa phương báo cáo Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định cơ cấu tổ chức đối với từng Cục Thuế tỉnh, thành phố và chức năng, nhiệm vụ, mô hình tổ chức của Chi cục Thuế quận, huyện, thị xã, thành phố; Chi cục Thuế khu vực.
Trên cơ sở cơ cấu tổ chức của các Cục Thuế đã được Bộ trưởng Bộ Tài chính phê duyệt, Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các Phòng thuộc Cục Thuế tỉnh, thành phố.
Theo đó, trên cơ sở cơ cấu tổ chức của các Cục Thuế đã được Bộ trưởng Bộ Tài chính phê duyệt, Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Phòng Tài vụ Quản trị Ấn chỉ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giáo viên chủ nhiệm có được tham dự các cuộc họp của Hội đồng kỷ luật học sinh? Giáo viên có được làm chủ tịch Hội đồng kỷ luật học sinh?
- Có phải ký hợp đồng đào tạo khi người sử dụng lao động tuyển người vào học nghề để làm việc cho mình không?
- Những ai được bắt người đang bị truy nã? Có được bắt người đang bị truy nã vào ban đêm hay không?
- Thời hạn sử dụng đất nông nghiệp là bao lâu? Theo Luật Đất đai 2024 chuyển nhượng đất nông nghiệp hết thời hạn sử dụng có được không?
- Phương pháp xác định từ khối lượng xây dựng tính theo thiết kế cơ sở có phải cơ sở xác định tổng mức đầu tư xây dựng không?