Phòng Phòng chống tham nhũng Vụ Tổng hợp thuộc Kiểm toán nhà nước trực tiếp đưa ra kiến nghị chính sách, giải pháp trong công tác phòng chống tham nhũng?
- Phòng Phòng chống tham nhũng Vụ Tổng hợp thuộc Kiểm toán nhà nước thực chức năng gì?
- Phòng Phòng chống tham nhũng Vụ Tổng hợp thuộc Kiểm toán nhà nước trực tiếp đưa ra kiến nghị chính sách, giải pháp trong công tác phòng chống tham nhũng?
- Ngoài Phòng chống tham nhũng Vụ Tổng hợp còn những phòng ban nào? Nhiệm vụ từng phòng do ai quy định?
Phòng Phòng chống tham nhũng Vụ Tổng hợp thuộc Kiểm toán nhà nước thực chức năng gì?
Theo điểm a khoản 2 Điều 1 Quyết định 69/QĐ-KTNN năm 2021 quy định về chức năng của Phòng Phòng chống tham nhũng Vụ Tổng hợp thuộc Kiểm toán nhà nước như sau:
Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn
...
Phòng Phòng, chống tham nhũng
a) Chức năng
Phòng Phòng, chống tham nhũng có chức năng tham mưu giúp Vụ trưởng Vụ Tổng hợp trong công tác phòng, chống tham nhũng thông qua kết quả kiểm toán; tổng hợp, lập báo cáo kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán của Kiểm toán nhà nước; tổ chức thực hiện các cuộc kiểm toán khi được Tổng Kiểm toán nhà nước giao.
...
Theo đó, Phòng Phòng chống tham nhũng có chức năng tham mưu giúp Vụ trưởng Vụ Tổng hợp trong công tác phòng chống tham nhũng thông qua kết quả kiểm toán; tổng hợp, lập báo cáo kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán của Kiểm toán nhà nước; tổ chức thực hiện các cuộc kiểm toán khi được Tổng Kiểm toán nhà nước giao.
Phòng Phòng chống tham nhũng Vụ Tổng hợp thuộc Kiểm toán nhà nước (Hình từ Internet)
Phòng Phòng chống tham nhũng Vụ Tổng hợp thuộc Kiểm toán nhà nước trực tiếp đưa ra kiến nghị chính sách, giải pháp trong công tác phòng chống tham nhũng?
Theo điểm b khoản 2 Quyết định 69/QĐ-KTNN năm 2021 quy định về nhiệm vụ của Phòng Phòng chống tham nhũng Vụ Tổng hợp thuộc Kiểm toán nhà nước như sau:
Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn
...
Phòng Phòng, chống tham nhũng
...
b) Nhiệm vụ và quyền hạn
- Tham mưu giúp Vụ trưởng trình Tổng Kiểm toán nhà nước kiến nghị chính sách, giải pháp trong công tác phòng, chống tham nhũng thông qua kết quả kiểm toán.
- Tham mưu giúp Vụ trưởng trình Tổng Kiểm toán nhà nước xem xét, quyết định cung cấp hồ sơ, kết quả kiểm toán theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
- Là đầu mối tham mưu giúp Vụ trưởng trình Tổng Kiểm toán nhà nước xem xét, quyết định việc chuyển hồ sơ cho cơ quan điều tra, viện kiểm sát nhân dân và các cơ quan khác của Nhà nước có thẩm quyền xem xét, xử lý những vụ việc có dấu hiệu của tội phạm, vi phạm pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân đã được phát hiện thông qua hoạt động kiểm toán.
- Tham mưu giúp Vụ trưởng theo dõi, đôn đốc, tiếp nhận phản hồi việc xử lý vụ việc của cơ quan điều tra; trong trường hợp Kiểm toán nhà nước không thống nhất với kết quả giải quyết của cơ quan điều tra đối với các vụ việc, hành vi có dấu hiệu tham nhũng được phát hiện thông qua kết quả kiểm toán, có nhiệm vụ tham mưu giúp Vụ trưởng trình Tổng Kiểm toán nhà nước thông báo với viện kiểm sát nhân dân cùng cấp, cơ quan điều tra cấp trên.
...
Theo đó, Phòng Phòng chống tham nhũng có nhiệm vụ tham mưu giúp Vụ trưởng trình Tổng Kiểm toán nhà nước kiến nghị chính sách, giải pháp trong công tác phòng chống tham nhũng thông qua kết quả kiểm toán.
Ngoài Phòng chống tham nhũng Vụ Tổng hợp còn những phòng ban nào? Nhiệm vụ từng phòng do ai quy định?
Tại Điều 3 Quyết định 1369/QĐ-KTNN năm 2020 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của Vụ Tổng hợp như sau:
Tổ chức
1. Tổ chức bộ máy của Vụ Tổng hợp gồm có:
a) Phòng Kế hoạch - Tổng hợp;
b) Phòng Ngân sách trung ương;
c) Phòng Ngân sách địa phương;
d) Phòng Đầu tư - dự án;
đ) Phòng Doanh nghiệp và các tổ chức tài chính - ngân hàng;
g) Phòng Kiểm toán hoạt động;
e) Phòng Phòng, chống tham nhũng.
2. Vụ Tổng hợp gồm có: Vụ trưởng, các Phó Vụ trưởng, Trưởng phòng, các Phó trưởng phòng, các công chức và người lao động.
Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức công chức lãnh đạo của Vụ Tổng hợp được thực hiện theo Quy định về phân cấp quản lý cán bộ và bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, từ chức, miễn nhiệm công chức, viên chức lãnh đạo của Kiểm toán nhà nước.
3. Nhiệm vụ cụ thể của từng phòng do Vụ trưởng Vụ Tổng hợp quy định sau khi có ý kiến phê duyệt của Tổng Kiểm toán nhà nước.
4. Việc thành lập, sáp nhập, chia tách, giải thể các đơn vị cấp phòng thuộc Vụ Tổng hợp do Tổng Kiểm toán nhà nước quyết định theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ và Vụ trưởng Vụ Tổng hợp.
Tổ chức bộ máy của Vụ Tổng hợp ngoài Phòng Phòng chống tham nhũng thì gồm có:
- Phòng Kế hoạch - Tổng hợp;
- Phòng Ngân sách trung ương;
- Phòng Ngân sách địa phương;
- Phòng Đầu tư - dự án;
- Phòng Doanh nghiệp và các tổ chức tài chính - ngân hàng;
- Phòng Kiểm toán hoạt động;
Nhiệm vụ cụ thể của từng phòng do Vụ trưởng Vụ Tổng hợp quy định sau khi có ý kiến phê duyệt của Tổng Kiểm toán nhà nước.
Việc thành lập, sáp nhập, chia tách, giải thể các đơn vị cấp phòng thuộc Vụ Tổng hợp do Tổng Kiểm toán nhà nước quyết định theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ và Vụ trưởng Vụ Tổng hợp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chủ hàng hóa quá cảnh có phải nộp lệ phí hải quan và các loại phí khác cho hàng hóa quá cảnh của mình không?
- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13929:2024 về Bê tông - Phương pháp thử tăng tốc Cacbonat hóa thế nào?
- Mức ưu đãi trong lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất? Quy định về việc quản lý nguồn thu lựa chọn nhà đầu tư?
- Không chấp hành quyết định thanh tra, kiểm tra trong quản lý giá từ ngày 12/7/2024 bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Tổ chức, cá nhân liên quan đến phương tiện vận tải xuất cảnh trong việc phòng chống buôn lậu có nghĩa vụ gì?