Phòng Pháp luật thuộc Vụ pháp chế Kiểm toán nhà nước có nhiệm vụ và quyền hạn gì trong công tác xây dựng pháp luật?
Phòng Pháp luật thuộc Vụ pháp chế Kiểm toán nhà nước có chức năng gì?
Phòng Pháp luật thuộc Vụ pháp chế Kiểm toán nhà nước (Hình từ Internet)
Tại điểm a khoản 2 Điều 1 Quyết định 1642/QĐ-KTNN năm 2020 quy định về chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các phòng thuộc Vụ Pháp chế Kiểm toán nhà nước
Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn
....
2. Phòng Pháp luật
a) Chức năng
Phòng Pháp luật trực thuộc Vụ Pháp chế có chức năng tham mưu, giúp Vụ trưởng Vụ Pháp chế về công tác quản lý nhà nước bằng pháp luật trong tổ chức và hoạt động của Kiểm toán nhà nước và tổ chức thực hiện công tác pháp chế trong phạm vi quản lý của Kiểm toán nhà nước theo quy định của pháp luật.
Như vậy, Phòng Pháp luật trực thuộc Vụ Pháp chế có chức năng tham mưu, giúp Vụ trưởng Vụ Pháp chế về công tác quản lý nhà nước bằng pháp luật trong tổ chức và hoạt động của Kiểm toán nhà nước và tổ chức thực hiện công tác pháp chế trong phạm vi quản lý của Kiểm toán nhà nước theo quy định của pháp luật.
Phòng Pháp luật thuộc Vụ pháp chế Kiểm toán nhà nước có nhiệm vụ và quyền hạn gì trong công tác xây dựng pháp luật?
Tại điểm b khoản 2 Điều 1 Quyết định 1642/QĐ-KTNN năm 2020 quy định về chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các phòng thuộc Vụ Pháp chế Kiểm toán nhà nước quy định về nhiệm vụ và quyền hạn trong công tác xây dựng pháp luật như sau:
Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn
...
b) Nhiệm vụ và quyền hạn
Phòng Pháp luật có trách nhiệm tham mưu, giúp Vụ trưởng thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Công tác xây dựng pháp luật:
+ Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan đề xuất xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, văn bản quản lý hằng năm, trung hạn và dài hạn của Kiểm toán nhà nước trình Tổng Kiểm toán nhà nước hoặc cấp có thẩm quyền phê duyệt; tổ chức việc hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, báo cáo tình hình, tiến độ thực hiện các chương trình sau khi được phê duyệt;
+ Chủ trì hoặc tham gia soạn thảo các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật của Kiểm toán nhà nước theo sự phân công của Tổng Kiểm toán nhà nước; chủ trì hoặc phối hợp với các cơ quan có liên quan chuẩn bị hồ sơ các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật do Kiểm toán nhà nước soạn thảo trình cấp có thẩm quyền ban hành theo sự phân công của Tổng Kiểm toán nhà nước;
+ Tham gia với các cơ quan liên quan khi có yêu cầu của Tổng Kiểm toán nhà nước trong việc xây dựng và thẩm tra các dự án luật, pháp lệnh và các văn bản quy phạm pháp luật khác;
+ Thẩm định hoặc tham gia ý kiến về mặt pháp lý dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, văn bản quản lý của Kiểm toán nhà nước do các đơn vị trực thuộc soạn thảo trước khi trình Tổng Kiểm toán nhà nước ban hành;
+ Chủ trì hoặc phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức chuẩn bị hồ sơ dự thảo văn bản quy phạm pháp luật để Tổng Kiểm toán nhà nước đề nghị các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân tham gia góp ý hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền thẩm định trước khi trình cấp có thẩm quyền ban hành;
+ Chủ trì hoặc phối hợp với các đơn vị có liên quan tham gia góp ý đối với các văn bản quy phạm pháp luật do các bộ, ngành, địa phương gửi lấy ý kiến;
+ Phối hợp với các đơn vị liên quan giúp Tổng Kiểm toán nhà nước trong việc đàm phán, ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước, thỏa thuận quốc tế trong phạm vi quản lý của Kiểm toán nhà nước theo quy định của pháp luật.
....
Phòng Pháp luật thuộc Vụ pháp chế Kiểm toán nhà nước có nhiệm vụ và quyền hạn trong công tác xây dựng pháp luật như sau:
+ Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan đề xuất xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, văn bản quản lý hằng năm, trung hạn và dài hạn của Kiểm toán nhà nước trình Tổng Kiểm toán nhà nước hoặc cấp có thẩm quyền phê duyệt; tổ chức việc hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, báo cáo tình hình, tiến độ thực hiện các chương trình sau khi được phê duyệt;
+ Chủ trì hoặc tham gia soạn thảo các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật của Kiểm toán nhà nước theo sự phân công của Tổng Kiểm toán nhà nước; chủ trì hoặc phối hợp với các cơ quan có liên quan chuẩn bị hồ sơ các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật do Kiểm toán nhà nước soạn thảo trình cấp có thẩm quyền ban hành theo sự phân công của Tổng Kiểm toán nhà nước;
+ Tham gia với các cơ quan liên quan khi có yêu cầu của Tổng Kiểm toán nhà nước trong việc xây dựng và thẩm tra các dự án luật, pháp lệnh và các văn bản quy phạm pháp luật khác;
+ Thẩm định hoặc tham gia ý kiến về mặt pháp lý dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, văn bản quản lý của Kiểm toán nhà nước do các đơn vị trực thuộc soạn thảo trước khi trình Tổng Kiểm toán nhà nước ban hành;
+ Chủ trì hoặc phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức chuẩn bị hồ sơ dự thảo văn bản quy phạm pháp luật để Tổng Kiểm toán nhà nước đề nghị các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân tham gia góp ý hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền thẩm định trước khi trình cấp có thẩm quyền ban hành;
+ Chủ trì hoặc phối hợp với các đơn vị có liên quan tham gia góp ý đối với các văn bản quy phạm pháp luật do các bộ, ngành, địa phương gửi lấy ý kiến;
+ Phối hợp với các đơn vị liên quan giúp Tổng Kiểm toán nhà nước trong việc đàm phán, ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước, thỏa thuận quốc tế trong phạm vi quản lý của Kiểm toán nhà nước theo quy định của pháp luật.
Vụ pháp chế Kiểm toán nhà nước có bao nhiêu phòng ban?
Tại khoản 1 Điều 3 Quyết định 1367/QĐ-KTNN năm 2020 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của Vụ Pháp chế như sau:
Tổ chức
1. Tổ chức bộ máy của Vụ Pháp chế gồm có:
a) Phòng Tổng hợp;
b) Phòng Pháp luật;
c) Phòng Thẩm định 1;
d) Phòng Thẩm định 2.
....
Theo đó ngoài Phòng Pháp luật thì Vụ pháp chế Kiểm toán nhà nước còn có các phòng sau:
- Phòng Tổng hợp;
- Phòng Thẩm định 1;
- Phòng Thẩm định 2.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lợi dụng dịch bệnh tăng giá bán hàng hóa, dịch vụ bị xử phạt bao nhiêu tiền? Bình ổn giá trong trường hợp nào?
- Cá nhân buôn bán hàng hóa nhập lậu có giá trị dưới 3.000.000 đồng thì sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn dưới 50 triệu đồng có phải ký hợp đồng? Nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn được xét duyệt trúng thầu khi nào?
- Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối với hệ thống nào? Thông tin nào được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự có thời hạn bao lâu? Trường hợp nào được ủy quyền đứng tên trong Giấy chứng nhận?