Phòng giao dịch ngân hàng hợp tác xã khi có bằng chứng chứng minh không đủ điều kiện thành lập thì sẽ đương nhiên chấm dứt hoạt động hay bị bắt buộc chấm dứt hoạt động?
- Phòng giao dịch ngân hàng hợp tác xã đương nhiên chấm dứt hoạt động trong trường hợp nào?
- Trường hợp nào phòng giao dịch ngân hàng hợp tác xã bị bắt buộc chấm dứt hoạt động?
- Trình tự bắt buộc chấm dứt hoạt động đối với phòng giao dịch ngân hàng hợp tác xã không đủ điều kiện thành lập thực hiện như thế nào?
Phòng giao dịch ngân hàng hợp tác xã đương nhiên chấm dứt hoạt động trong trường hợp nào?
Căn cứ Điều 26 Thông tư 09/2018/TT-NHNN có quy định như sau:
"Điều 26. Đương nhiên chấm dứt hoạt động, giải thể chi nhánh, phòng giao dịch, văn phòng đại diện, đơn vị sự nghiệp
1. Chi nhánh, phòng giao dịch, văn phòng đại diện, đơn vị sự nghiệp ở trong nước, văn phòng đại diện ở nước ngoài đương nhiên chấm dứt hoạt động, giải thể trong trường hợp ngân hàng hợp tác xã chấm dứt hoạt động, giải thể.
2. Thủ tục đương nhiên chấm dứt hoạt động, giải thể chi nhánh, phòng giao dịch, văn phòng đại diện, đơn vị sự nghiệp ở trong nước, văn phòng đại diện ở nước ngoài thực hiện theo quy định của pháp luật."
Theo đó, trường hợp ngân hàng hợp tác xã chấm dứt hoạt động thì phòng giao dịch cũng đương nhiên chấm dứt hoạt động. Thủ tục đương nhiên chấm dứt hoạt động đối với phòng giao dịch được thực hiện theo quy định của pháp luật.
Trường hợp nào phòng giao dịch ngân hàng hợp tác xã bị bắt buộc chấm dứt hoạt động?
Trường hợp nào phòng giao dịch ngân hàng hợp tác xã bị bắt buộc chấm dứt hoạt động?
Căn cứ quy định tại Điều 28 Thông tư 09/2018/TT-NHNN có quy định cụ thể về việc bắt buộc chấm dứt hoạt động phòng giao dịch ngân hàng hợp tác xã như sau:
"Điều 28. Bắt buộc chấm dứt hoạt động, giải thể chi nhánh, phòng giao dịch, đơn vị sự nghiệp, văn phòng đại diện ở trong nước
1. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước có thẩm quyền bắt buộc chấm dứt hoạt động, giải thể chi nhánh, phòng giao dịch, đơn vị sự nghiệp, văn phòng đại diện ở trong nước của ngân hàng hợp tác xã.
2. Chi nhánh, phòng giao dịch, đơn vị sự nghiệp, văn phòng đại diện ở trong nước của ngân hàng hợp tác xã bị bắt buộc chấm dứt hoạt động, giải thể khi có bằng chứng chứng minh hồ sơ đề nghị thành lập chi nhánh, phòng giao dịch, đơn vị sự nghiệp, văn phòng đại diện ở trong nước không đáp ứng đủ Điều kiện thành lập.
3. Khi phát hiện trường hợp theo quy định tại Khoản 2 Điều này, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh (nơi không có Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng) nơi đặt trụ sở chi nhánh, phòng giao dịch, đơn vị sự nghiệp, văn phòng đại diện ở trong nước của ngân hàng hợp tác xã có văn bản nêu rõ lý do gửi Ngân hàng Nhà nước (qua Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng) đề nghị chấm dứt hoạt động, giải thể chi nhánh, phòng giao dịch, văn phòng đại diện, đơn vị sự nghiệp của ngân hàng hợp tác xã."
Dựa vào những quy định trên, có thể thấy trường hợp có bằng chứng chứng minh hồ sơ đề nghị thành lập phòng giao dịch không đáp ứng đủ Điều kiện thành lập, phòng giao dịch của ngân hàng hợp tác xã bị bắt buộc chấm dứt hoạt động. Ngân hàng Nhà nước chi nhánh (nơi không có Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng) nơi đặt trụ sở phòng giao dịch của ngân hàng hợp tác xã có văn bản nêu rõ lý do gửi Ngân hàng Nhà nước (qua Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng) đề nghị chấm dứt hoạt động phòng giao dịch của ngân hàng hợp tác xã. Thẩm quyền quyết định thuộc về Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
Như vậy, trong trường hợp chứng minh được phòng giao dịch ngân hàng hợp tác xã không đủ điều kiện thành lập, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước sẽ có quyết định bắt buộc chấm dứt hoạt động của phòng giao dịch này.
Trình tự bắt buộc chấm dứt hoạt động đối với phòng giao dịch ngân hàng hợp tác xã không đủ điều kiện thành lập thực hiện như thế nào?
Cụ thể, tại khoản 4, khoản 5 và khoản 6 Điều 28 Thông tư 09/2018/TT-NHNN có quy định như sau:
"4. Trong thời hạn 14 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh hoặc trong quá trình thanh tra, giám sát phát hiện trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều này, Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước có văn bản yêu cầu ngân hàng hợp tác xã chấm dứt hoạt động, giải thể chi nhánh, phòng giao dịch, đơn vị sự nghiệp, văn phòng đại diện ở trong nước.
5. Trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày Ngân hàng Nhà nước có văn bản yêu cầu ngân hàng hợp tác xã chấm dứt hoạt động, giải thể chi nhánh, phòng giao dịch, đơn vị sự nghiệp, văn phòng đại diện ở trong nước, ngân hàng hợp tác xã phải hoàn tất việc chấm dứt hoạt động, giải thể chi nhánh, phòng giao dịch, đơn vị sự nghiệp, văn phòng đại diện ở trong nước; có văn bản báo cáo Ngân hàng Nhà nước thời điểm cụ thể và kết quả chấm dứt hoạt động, giải thể.
6. Trường hợp có khiếu nại đối với yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước về việc bắt buộc chấm dứt hoạt động, giải thể chi nhánh, phòng giao dịch, đơn vị sự nghiệp, văn phòng đại diện ở trong nước, ngân hàng hợp tác xã thực hiện các thủ tục khiếu nại theo quy định pháp luật hiện hành."
Theo đó, trong trường hợp bị bắt buộc chấm dứt hoạt động, phòng giao dịch của ngân hàng hợp tác xã thực hiện theo trình tự nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu đơn khởi kiện đòi lại nhà ở mới nhất là mẫu nào? Hướng dẫn cách viết mẫu đơn khởi kiện đòi lại nhà ở?
- http// chonghanggia dangcongsan vn vào thi trực tuyến Cuộc thi Chống hàng giả và lừa đảo trực tuyến năm 2024 như thế nào?
- Đáp án Cuộc thi chăm sóc mắt và phòng chống suy giảm thị lực ở học sinh 2024 cấp trung học cơ sở thế nào?
- Doanh nghiệp ban hành nội quy lao động có phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở?
- Đáp án Tuần 1 Cuộc thi Chống hàng giả và lừa đảo trực tuyến năm 2024 chi tiết từ ngày 25/11 đến 02/12/2024 thế nào?