Phòng Giám định kỹ thuật hình sự Bộ Quốc phòng phải đáp ứng những điều kiện gì về cơ sở vật chất?
- Phòng Giám định kỹ thuật hình sự Bộ Quốc phòng phải đáp ứng những điều kiện gì về cơ sở vật chất?
- Ai có trách nhiệm đề xuất trang thiết bị, phương tiện cho Phòng Giám định kỹ thuật hình sự Bộ Quốc phòng?
- Trưởng phòng Phòng Giám định kỹ thuật hình sự Bộ Quốc phòng khi được cấp trang thiết bị phải có trách nhiệm gì?
Phòng Giám định kỹ thuật hình sự Bộ Quốc phòng phải đáp ứng những điều kiện gì về cơ sở vật chất?
Điều kiện về cơ sở vật chất đối với Phòng Giám định kỹ thuật hình sự Bộ Quốc phòng được quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư 13/2018/TT-BCA như sau:
Điều kiện về cơ sở vật chất
...
2. Đối với Phòng kỹ thuật hình sự Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là Công an cấp tỉnh) và Phòng Giám định kỹ thuật hình sự Bộ Quốc phòng
- Phòng đặt trang thiết bị giám định (phòng máy): Các chuyên ngành giám định tài liệu, giám định dấu vết cơ học, giám định súng, đạn và giám định đường vân sử dụng chung 01 phòng đặt máy có diện tích tối thiểu 24m2. Các chuyên ngành giám định hóa (gồm cả giám định chất ma túy), giám định cháy, nổ, giám định kỹ thuật sử dụng chung 01 phòng đặt máy có diện tích tối thiểu 24m2. Các chuyên ngành còn lại là giám định âm thanh và giám định kỹ thuật số và điện tử (nếu được phân cấp triển khai) sử dụng chung 01 phòng đặt máy có diện tích tối thiểu 16m2.
- Phòng thí nghiệm: Các chuyên ngành giám định đường vân, giám định cháy, nổ, giám định hóa và giám định sinh học, mỗi chuyên ngành được bố trí 01 phòng để làm phòng thí nghiệm có diện tích tối thiểu 16m2. Thiết kế của phòng thí nghiệm tham khảo tại Tiêu chuẩn ISO/IEC 17025:2005.
- Kho lưu trữ hồ sơ giám định: 24m2;
- Kho lưu chất ma túy sau giám định: 16m2 (áp dụng cho đơn vị đã được phân cấp giám định chất ma túy);
- Các đơn vị được phân cấp giám định súng, đạn được trang bị 01 thùng bắn hoặc 01 giếng bắn thực nghiệm.
- Phòng tiếp khách, phòng tiếp nhận trưng cầu và trả kết quả giám định sử dụng chung trong khuôn viên của trụ sở làm việc Công an cấp tỉnh.
Như vậy, Phòng kỹ thuật hình sự Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải đáp ứng các điều kiện về cơ sở vật chất như sau:
- Phòng đặt trang thiết bị giám định (phòng máy): Các chuyên ngành giám định tài liệu, giám định dấu vết cơ học, giám định súng, đạn và giám định đường vân sử dụng chung 01 phòng đặt máy có diện tích tối thiểu 24m2.
+ Các chuyên ngành giám định hóa (gồm cả giám định chất ma túy), giám định cháy, nổ, giám định kỹ thuật sử dụng chung 01 phòng đặt máy có diện tích tối thiểu 24m2. Các chuyên ngành còn lại là giám định âm thanh và giám định kỹ thuật số và điện tử (nếu được phân cấp triển khai) sử dụng chung 01 phòng đặt máy có diện tích tối thiểu 16m2.
- Phòng thí nghiệm: Các chuyên ngành giám định đường vân, giám định cháy, nổ, giám định hóa và giám định sinh học, mỗi chuyên ngành được bố trí 01 phòng để làm phòng thí nghiệm có diện tích tối thiểu 16m2. Thiết kế của phòng thí nghiệm tham khảo tại Tiêu chuẩn ISO/IEC 17025:2005.
- Kho lưu trữ hồ sơ giám định: 24m2;
- Kho lưu chất ma túy sau giám định: 16m2 (áp dụng cho đơn vị đã được phân cấp giám định chất ma túy);
- Các đơn vị được phân cấp giám định súng, đạn được trang bị 01 thùng bắn hoặc 01 giếng bắn thực nghiệm.
- Phòng tiếp khách, phòng tiếp nhận trưng cầu và trả kết quả giám định sử dụng chung trong khuôn viên của trụ sở làm việc Công an cấp tỉnh.
Phòng Giám định kỹ thuật hình sự Bộ Quốc phòng phải đáp ứng những điều kiện gì về cơ sở vật chất? (Hình từ Internet)
Ai có trách nhiệm đề xuất trang thiết bị, phương tiện cho Phòng Giám định kỹ thuật hình sự Bộ Quốc phòng?
Trách nhiệm đề xuất trang bị được quy định tại Điều 6 Thông tư 13/2018/TT-BCA như sau:
Trách nhiệm đề xuất trang bị
...
3. Trưởng phòng Giám định Kỹ thuật hình sự, Bộ Quốc phòng có trách nhiệm đề xuất cấp có thẩm quyền thuộc Bộ Quốc phòng:
a) Bố trí điều kiện về diện tích làm việc cho lãnh đạo, cho các giám định viên, trợ lý và diện tích làm việc khác cho đơn vị trên cơ sở tiêu chuẩn quy định của Thông tư này;
b) Trang bị máy móc và thiết bị cho lãnh đạo, cho các giám định viên và trợ lý đang công tác tại đơn vị trên cơ sở tiêu chuẩn quy định của Thông tư này;
c) Phê duyệt trang bị phương tiện kỹ thuật chuyên dùng phục vụ công tác giám định kỹ thuật hình sự cho đơn vị trên cơ sở tiêu chuẩn quy định của Thông tư này.
4. Căn cứ vào thời hạn sử dụng của các thiết bị, phương tiện được quy định tại Thông tư số 162/2014/TT-BTC ngày 06/11/2014 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, trước khi thiết bị, phương tiện hết hạn sử dụng 12 tháng, Viện trưởng Viện khoa học hình sự, Trưởng phòng Phòng Giám định kỹ thuật hình sự Bộ Quốc phòng có trách nhiệm rà soát, đề xuất cấp Lãnh đạo có thẩm quyền phê duyệt nâng cấp hoặc cấp mới để thay thế các thiết bị đã hết hạn sử dụng hoặc hư hỏng, đảm bảo cho hoạt động giám định được kịp thời, chính xác, phù hợp với công nghệ và trình độ của khu vực và thế giới, đáp ứng yêu cầu của đấu tranh phòng, chống tội phạm và các vi phạm pháp luật khác.
Như vậy, theo quy định, Trưởng phòng Giám định Kỹ thuật hình sự Bộ Quốc phòng có trách nhiệm đề xuất trang thiết bị, phương tiện cho đơn vị, cụ thể:
(1) Bố trí điều kiện về diện tích làm việc cho lãnh đạo, cho các giám định viên, trợ lý và diện tích làm việc khác cho đơn vị;
(2) Trang bị máy móc và thiết bị cho lãnh đạo, cho các giám định viên và trợ lý đang công tác tại đơn vị;
(3) Phê duyệt trang bị phương tiện kỹ thuật chuyên dùng phục vụ công tác giám định kỹ thuật hình sự cho đơn vị.
Trưởng phòng Phòng Giám định kỹ thuật hình sự Bộ Quốc phòng khi được cấp trang thiết bị phải có trách nhiệm gì?
Trách nhiệm của Trưởng phòng Phòng Giám định kỹ thuật hình sự được quy định tại Điều 7 Thông tư 13/2018/TT-BCA như sau:
Quản lý, sử dụng, khai thác, bảo dưỡng và thanh lý thiết bị
Phương tiện, thiết bị kỹ thuật phục vụ công tác giám định kỹ thuật hình sự là thiết bị công nghệ cao và thuộc nhóm phương tiện thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ đặc biệt được quy định tại Nghị định số 151/2017/NĐ-CP. Viện trưởng Viện Khoa học hình sự, Giám đốc Công an cấp tỉnh, Trưởng phòng Phòng Giám định kỹ thuật hình sự Bộ Quốc phòng khi được cấp trang thiết bị phải có trách nhiệm quản lý, khai thác sử dụng đúng mục đích; có quy trình sử dụng khoa học; có quy định bảo dưỡng định kỳ theo đúng quy định của nhà sản xuất và khi hết hạn sử dụng hoặc hỏng không sử dụng được nữa, phải đề xuất thanh lý theo đúng quy định tại Nghị định số 151/2017/NĐ-CP.
Như vậy, theo quy định, Trưởng phòng Phòng Giám định kỹ thuật hình sự Bộ Quốc phòng khi được cấp trang thiết bị phải có trách nhiệm:
(1) Quản lý, khai thác sử dụng đúng mục đích;
(2) Có quy trình sử dụng khoa học;
(3) Có quy định bảo dưỡng định kỳ theo đúng quy định của nhà sản xuất và khi hết hạn sử dụng hoặc hỏng không sử dụng được nữa, phải đề xuất thanh lý theo đúng quy định tại Nghị định 151/2017/NĐ-CP.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ đề nghị phân công công chức thanh tra chuyên ngành Giao thông vận tải gồm những gì?
- Mẫu đơn đăng ký tổ chức hội chợ triển lãm thương mại mới nhất theo Nghị định 128 2024 thế nào?
- Nguyên tắc làm việc của Kiểm toán nhà nước Chuyên ngành VII là gì? Quy định về xây dựng phương án tổ chức kiểm toán năm ra sao?
- Mẫu Biên bản cuộc họp giữa 2 công ty mới nhất? Hướng dẫn viết biên bản cuộc họp giữa 2 công ty?
- Tổ chức truyền dạy của chủ thể di sản văn hóa phi vật thể có thể truyền dạy cho người ngoài cộng đồng được không?