Phòng điều dưỡng của bệnh viện có thực hiện các hoạt động liên quan đến đào tạo và nghiên cứu khoa học hay không?
Hệ thống điều dưỡng trong bệnh viện có bao gồm phòng điều dưỡng hay không?
Căn cứ Điều 8 Thông tư 03/2021/TT-BYT quy định về hệ thống điều dưỡng trong bệnh viện bao gồm những thành phần sau:
Hệ thống điều dưỡng trong bệnh viện
1. Hội đồng điều dưỡng;
2. Phòng điều dưỡng;
3. Điều dưỡng khoa.
Có thể thấy, phòng điều dưỡng là một phần trong hệ thống điều dưỡng của bệnh viện, thực hiện các quyền và trách nhiệm theo quy định của pháp luật.
Phòng điều dưỡng của bệnh viện có thực hiện các hoạt động liên quan đến đào tạo và nghiên cứu khoa học hay không? (Hình từ Internet)
Phòng điều dưỡng của bệnh viện có thực hiện các hoạt động liên quan đến đào tạo và nghiên cứu khoa học hay không?
Căn cứ Điều 10 Thông tư 31/2021/TT-BYT quy định về nhiệm vụ của phòng điều dưỡng trong bệnh viện cụ thể như sau:
Nhiệm vụ của phòng điều dưỡng
1. Xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động, hướng dẫn, quy định, quy trình chuyên môn kỹ thuật và các văn bản liên quan đến hoạt động điều dưỡng:
a) Chủ trì xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động điều dưỡng, quy định, quy trình chuyên môn kỹ thuật, các văn bản liên quan đến hoạt động điều dưỡng của bệnh viện;
b) Xây dựng các mô hình chăm sóc tại điểm b khoản 3 Điều 6 Thông tư này phù hợp với nguồn lực và cơ cấu tổ chức của bệnh viện.
2. Quản lý điều hành chuyên môn:
a) Tổ chức thực hiện và kiểm tra, giám sát thực hiện các hoạt động điều dưỡng quy định tại Thông tư này;
b) Định kỳ sơ kết, tổng kết, báo cáo kết quả thực hiện các hoạt động điều dưỡng theo quy định.
3. Quản lý nhân sự:
a) Phối hợp các khoa, phòng liên quan xây dựng kế hoạch tuyển dụng, đề xuất tuyển dụng, bố trí, điều động điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y, hộ lý trợ giúp chăm sóc của bệnh viện;
b) Xây dựng mô tả công việc cho các thành viên của phòng điều dưỡng, điều dưỡng trưởng khoa, hộ sinh trưởng khoa, kỹ thuật y trưởng khoa, điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y, hộ lý trợ giúp chăm sóc theo quy định tại Thông tư này và Thông tư liên tịch số 26/2015/TTLT-BYT-BNV ngày 07 tháng 10 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế và Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y phù hợp với phạm vi hoạt động của bệnh viện;
c) Tham gia xây dựng tiêu chí đánh giá và chịu trách nhiệm đánh giá năng lực điều dưỡng định kỳ hằng năm và trước khi tuyển dụng;
d) Tham gia đề xuất bổ nhiệm và miễn nhiệm các vị trí điều dưỡng trưởng khoa, hộ sinh trưởng khoa và kỹ thuật y trưởng khoa;
đ) Tham gia đề xuất khen thưởng, kỷ luật các cá nhân, tập thể điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y, hộ lý trợ giúp chăm sóc có thành tích hoặc vi phạm theo quy định.
4. Đào tạo, nghiên cứu khoa học:
a) Nghiên cứu, khảo sát phát hiện các nội dung cần cải thiện trong quản lý và tổ chức thực hiện các hoạt động điều dưỡng trong bệnh viện;
b) Thường xuyên đánh giá, đề xuất và thử nghiệm các giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động điều dưỡng trong bệnh viện;
c) Tham gia xây dựng kế hoạch và thực hiện đào tạo nâng cao năng lực hoạt động điều dưỡng cho tuyến dưới;
d) Đề xuất việc tham gia học tập nâng cao trình độ chuyên môn, thi nâng hạng của điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y theo quy định;
đ) Xây dựng kế hoạch, chương trình, tài liệu và thực hiện đào tạo mới, đào tạo liên tục; tổ chức khảo sát, đánh giá, phát hiện các điểm cần cải thiện trong đào tạo;
e) Tổ chức thực hiện các hoạt động nghiên cứu khoa học, cải tiến chất lượng chăm sóc, thực hành chăm sóc dựa vào bằng chứng nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc người bệnh.
5. Tham gia đề xuất mua sắm trang thiết bị, phương tiện, vật tư, thuốc, hóa chất liên quan đến hoạt động điều dưỡng, giám sát chất lượng và kiểm tra việc sử dụng, bảo quản theo quy định.
6. Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được giám đốc bệnh viện phân công.
Đối chiếu với quy định tại Mục 2 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 07/2011/TT-BYT (hết hiệu lực vào ngày 27/02/2022) quy định về nhiệm vụ của phòng điều dưỡng như sau:
Nhiệm vụ của phòng Điều dưỡng
a) Lập kế hoạch công tác chăm sóc điều dưỡng trong bệnh viện để trình Giám đốc bệnh viện phê duyệt;
b) Tổ chức thực hiện công tác chăm sóc người bệnh toàn diện theo quy định;
c) Đầu mối xây dựng các quy định, quy trình kỹ thuật chuyên môn chăm sóc người bệnh phù hợp với đặc điểm của bệnh viện, chuyên khoa để trình Hội đồng Điều dưỡng xem xét và giám đốc bệnh viện phê duyệt;
d) Đôn đốc, kiểm tra điều dưỡng viên, hộ sinh viên, kỹ thuật viên, hộ lý và y công thực hiện đúng các quy định, kỹ thuật chuyên môn;
đ) Phối hợp với các khoa, bộ phận liên quan lập dự trù mua sắm dụng cụ, vật tư tiêu hao cho công tác chăm sóc điều dưỡng và phục vụ người bệnh. Giám sát chất lượng dụng cụ, vật tư tiêu hao y tế và giám sát việc sử dụng, bảo quản theo quy định;
e) Phối hợp với phòng Tổ chức cán bộ trong việc xây dựng kế hoạch tuyển dụng, bố trí và điều động điều dưỡng viên, hộ sinh viên, kỹ thuật viên, hộ lý và y công;
g) Phối hợp với khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn thực hiện kiểm tra công tác vệ sinh, kiểm soát nhiễm khuẩn trong bệnh viện;
h) Phối hợp với phòng (trung tâm) Đào tạo thực hiện đào tạo nâng cao trình độ cho điều dưỡng viên, hộ sinh viên, kỹ thuật viên, hộ lý và y công. Tham gia tổ chức, chỉ đạo hướng dẫn thực hành cho học viên và tham gia kiểm tra tay nghề cho điều dưỡng viên, hộ sinh viên, kỹ thuật viên, hộ lý và y công trước khi tuyển dụng;
i) Tham gia công tác nghiên cứu khoa học và chỉ đạo tuyến;
k) Định kỳ sơ kết, tổng kết và báo cáo công tác chăm sóc người bệnh trong bệnh viện;
l) Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được Giám đốc bệnh viện phân công.
Đối chiếu hai quy định trên, phòng điều dưỡng phải tham gia công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học. Tuy nhiên, theo quy định hiện hành, phòng điều dưỡng phải thực hiện những công việc liên quan đến goạt động đào tạo và nghiên cứu một cách cụ thể và chi tiết hơn thay vì quy định một cách chung chung như trước đây.
Trưởng phòng điều dưỡng có nhiệm vụ gì trong hoạt động điều dưỡng của bệnh viện?
Căn cứ Điều 11 Thông tư 31/2021/TT-BYT quy định về nhiệm vụ của trưởng phòng điều dưỡng cụ thể như sau:
Nhiệm vụ của trưởng phòng điều dưỡng
1. Thực hiện các nhiệm vụ chung của trưởng phòng.
2. Tham mưu cho giám đốc bệnh viện về hoạt động điều dưỡng trong bệnh viện.
3. Xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động của phòng điều dưỡng và định kỳ sơ kết, tổng kết, báo cáo theo quy định.
4. Kiểm tra và yêu cầu các khoa, phòng, nhân viên y tế, học viên, người bệnh, người nhà người bệnh và khách thăm thực hiện đúng quy định về các hoạt động điều dưỡng trong bệnh viện.
5. Tổ chức và chủ trì các cuộc họp điều dưỡng trưởng định kỳ và đột xuất.
6. Phối hợp các khoa, phòng liên quan trình giám đốc điều động tạm thời điều dưỡng, hộ lý trợ giúp chăm sóc khi cần theo quy định của bệnh viện để kịp thời chăm sóc và phục vụ người bệnh.
7. Tham gia hội đồng kiểm soát nhiễm khuẩn, các hội đồng khác theo quy định và sự phân công của giám đốc bệnh viện.
8. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của giám đốc bệnh viện.
Như vậy, mỗi thành viên trong phòng điều dưỡng được quy định về quyền và trách nhiệm khác nhau, trong đó trưởng phòng điều dưỡng cần thực hiện một số nhiệm vụ như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hạn ngạch thuế quan là gì? Lưu ý điều gì khi áp dụng biện pháp hạn ngạch thuế quan theo quy định?
- Người yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định trong tố tụng dân sự có phải nộp tiền tạm ứng chi phí giám định không?
- Nguyên nhân thanh lý rừng trồng? Tổ chức có rừng trồng được thanh lý có trách nhiệm gì sau khi hoàn thành việc thanh lý?
- Trong hồ sơ thanh toán hợp đồng xây dựng theo đơn giá cố định, đề nghị thanh toán của bên nhận thầu cần thể hiện các nội dung gì?
- Nguyên tắc bố trí kinh phí NSNN cải tạo nâng cấp hạng mục công trình trong dự án đã đầu tư xây dựng?