Phòng chống doping trong hoạt động thể thao được thực hiện dựa trên nguyên tắc nào? Cơ quan nào có trách nhiệm lấy mẫu xét nghiệm doping?
Phòng chống doping trong hoạt động thể thao được thực hiện dựa trên nguyên tắc nào?
Căn cứ Điều 3 Thông tư 17/2015/TT-BVHTTDL quy định về nguyên tắc phòng chống doping trong hoạt động thể thao như sau:
Nguyên tắc phòng, chống doping trong hoạt động thể thao
1. Hoạt động phòng, chống doping được tổ chức thường xuyên; chú trọng biện pháp thông tin, giáo dục, truyền thông để nâng cao nhận thức về tác hại của việc sử dụng doping.
2. Thực hiện việc phối hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài, các tổ chức thể thao quốc tế trong phòng, chống doping.
3. Đảm bảo tuân thủ các quy định của Tổ chức phòng, chống doping thế giới và các quy định của pháp luật Việt Nam có liên quan đến phòng, chống doping trong hoạt động thể thao.
4. Đảm bảo vận động viên được tập luyện và thi đấu trong môi trường không doping và được thông tin đầy đủ về tác hại của doping.
Theo đó, việc phòng chống doping trong hoạt động thể thao được thực hiện dựa trên những nguyên tắc được quy định tại Điều 3 nêu trên.
Trong đó nguyên tắc hoạt động phòng, chống doping được tổ chức thường xuyên; chú trọng biện pháp thông tin, giáo dục, truyền thông để nâng cao nhận thức về tác hại của việc sử dụng doping.
Phòng chống doping (Hình từ Internet)
Những hành vi nào được xem là vi phạm Bộ luật phòng chống doping thế giới?
Theo quy định tại Điều 4 Thông tư 17/2015/TT-BVHTTDL, được bổ sung bởi khoản 1 Điều 1 Thông tư 01/2023/TT-BVHTTDL về hành vi vi phạm Bộ luật phòng chống doping thế giới như sau:
Hành vi vi phạm Bộ luật phòng, chống doping thế giới
1. Có chất bị cấm hoặc các chất chuyển hóa hoặc các dấu vết của chất bị cấm trong mẫu xét nghiệm của vận động viên.
2. Sử dụng chất bị cấm hoặc phương pháp bị cấm.
3. Lảng tránh, từ chối hoặc bỏ lỡ việc lấy mẫu thử mà không phải vì lý do bất khả kháng sau khi có thông báo.
4. Vi phạm các yêu cầu liên quan đến sự có mặt của vận động viên để kiểm tra doping ngoài thi đấu.
5. Làm sai lệch hoặc gây cản trở đối với bất kỳ công đoạn nào của việc kiểm tra doping.
6. Sở hữu chất bị cấm hoặc phương pháp bị cấm.
7. Buôn bán chất bị cấm hoặc phương pháp bị cấm.
8. Cho vận động viên uống, sử dụng chất bị cấm hoặc phương pháp bị cấm trong thi đấu hoặc ngoài thi đấu; hỗ trợ, khuyến khích, giúp sức, sai khiến, bao che hoặc dính líu đến bất kỳ hành vi đồng lõa nào khác vi phạm quy định về phòng, chống doping.
9. Đồng lõa, bao che cho một hoặc nhiều hành vi quy định từ Khoản 1 đến Khoản 8 Điều này.
10. Vận động viên có liên hệ về chuyên môn thể dục thể thao với huấn luyện viên, người hướng dẫn, bác sĩ hoặc bất kỳ ai đang trong thời gian bị kỷ luật do vi phạm quy định về phòng, chống doping.
11. Kỳ thị, trù dập người tố cáo hành vi vi phạm doping.
Theo đó, hành vi nào được xem là vi phạm Bộ luật phòng chống doping thế giới gồm:
+ Có chất bị cấm hoặc các chất chuyển hóa hoặc các dấu vết của chất bị cấm trong mẫu xét nghiệm của vận động viên.
+ Sử dụng chất bị cấm hoặc phương pháp bị cấm.
+ Lảng tránh, từ chối hoặc bỏ lỡ việc lấy mẫu thử mà không phải vì lý do bất khả kháng sau khi có thông báo.
+ Vi phạm các yêu cầu liên quan đến sự có mặt của vận động viên để kiểm tra doping ngoài thi đấu.
+ Làm sai lệch hoặc gây cản trở đối với bất kỳ công đoạn nào của việc kiểm tra doping.
+ Sở hữu chất bị cấm hoặc phương pháp bị cấm.
+ Buôn bán chất bị cấm hoặc phương pháp bị cấm.
+ Cho vận động viên uống, sử dụng chất bị cấm hoặc phương pháp bị cấm trong thi đấu hoặc ngoài thi đấu; hỗ trợ, khuyến khích, giúp sức, sai khiến, bao che hoặc dính líu đến bất kỳ hành vi đồng lõa nào khác vi phạm quy định về phòng, chống doping.
+ Đồng lõa, bao che cho một hoặc nhiều hành vi quy định từ Khoản 1 đến Khoản 8 Điều này.
+ Vận động viên có liên hệ về chuyên môn thể dục thể thao với huấn luyện viên, người hướng dẫn, bác sĩ hoặc bất kỳ ai đang trong thời gian bị kỷ luật do vi phạm quy định về phòng, chống doping.
+ Kỳ thị, trù dập người tố cáo hành vi vi phạm doping.
Cơ quan nào có trách nhiệm tổ chức thực hiện lấy mẫu xét nghiệm doping?
Theo Điều 8 Thông tư 17/2015/TT-BVHTTDL quy định về lấy mẫu xét nghiệm doping như sau:
Lấy mẫu xét nghiệm doping
1. Trung tâm Doping và Y học thể thao có trách nhiệm sau:
a) Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện lấy mẫu xét nghiệm doping;
b) Việc lấy mẫu, bảo quản mẫu và xét nghiệm doping được thực hiện theo quy trình kỹ thuật của Tổ chức phòng, chống doping thế giới.
2. Người được cơ quan có thẩm quyền giao trách nhiệm lấy mẫu xét nghiệm doping phải có chứng nhận đạt yêu cầu về chuyên môn kỹ thuật lấy mẫu xét nghiệm doping do Tổ chức phòng, chống doping thế giới hoặc Trung tâm Doping và Y học thể thao cấp.
Như vậy, cơ quan có trách nhiệm tổ chức thực hiện lấy mẫu xét nghiệm doping là Trung tâm Doping và Y học thể thao.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Biên bản cuộc họp giữa 2 công ty mới nhất? Hướng dẫn viết biên bản cuộc họp giữa 2 công ty?
- Tổ chức truyền dạy của chủ thể di sản văn hóa phi vật thể có thể truyền dạy cho người ngoài cộng đồng được không?
- Xe gắn máy có thuộc đối tượng được miễn thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ theo quy định hiện nay không?
- Thế chấp tàu biển là gì? Nguyên tắc thế chấp tàu biển Việt Nam được pháp luật quy định thế nào?
- Hướng dẫn lập Bảng cân đối tài khoản kế toán hợp tác xã chi tiết? Quyền của hợp tác xã được quy định như thế nào?