Phòng, chống dịch bệnh động vật thủy sản trong vùng cần phải đảm bảo những yêu cầu gì theo quy định pháp luật?
Phòng, chống dịch bệnh động vật thủy sản trong vùng cần phải đảm bảo những yêu cầu gì?
Căn cứ Điều 23 Thông tư 14/2016/TT-BNNPTNT quy định như sau:
Yêu cầu về phòng, chống dịch bệnh động vật thủy sản trong vùng
1. Các cơ sở hoặc hộ nuôi trồng thủy sản trong vùng đăng ký chứng nhận an toàn dịch bệnh động vật thủy sản phải đáp ứng các quy định tại Điều 15 của Thông tư này và các quy định sau đây:
a) Việc sử dụng nguồn nước cấp hoặc xả thải nước, chất thải qua kênh cấp thoát nước chung phải được xử lý đảm bảo an toàn dịch bệnh;
b) Trường hợp tất cả các hộ, cơ sở trong vùng mua thủy sản giống của cùng đợt sản xuất tại một cơ sở: Sử dụng chung Giấy chứng nhận kiểm dịch hoặc đại diện các cơ sở trong vùng (sau đây gọi đại Đại diện vùng) đăng ký kiểm tra, xét nghiệm (với trường hợp mua giống tại địa phương);
c) Trường hợp không thuộc quy định tại Điểm b Khoản này, thủy sản giống nhập vào từng hộ nuôi phải có nguồn gốc từ cơ sở được chứng nhận an toàn dịch bệnh hoặc phải có kết quả xét nghiệm âm tính của Phòng thử nghiệm được chỉ định đối với bệnh mà vùng đang thực hiện giám sát;
d) Thống nhất thực hiện ghi chép nhật ký nuôi theo cùng biểu mẫu đáp ứng quy định hiện hành;
đ) Phối hợp với Đại diện vùng xây dựng và tổ chức thực hiện Kế hoạch giám sát theo quy định tại Điều 25 và Điều 26 của Thông tư này.
2. Định kỳ tổ chức họp giữa các cơ sở, hộ nuôi trong vùng để báo cáo tiến độ thực hiện và kế hoạch triển khai tiếp theo. Mọi Điều chỉnh trong Kế hoạch giám sát, Đại diện vùng phải tổng hợp báo cáo Cục Thú y.
Như vậy, phòng, chống dịch bệnh động vật thủy sản trong vùng cần phải đảm bảo những yêu cầu sau:
- Việc sử dụng nguồn nước cấp hoặc xả thải nước, chất thải qua kênh cấp thoát nước chung phải được xử lý đảm bảo an toàn dịch bệnh;
- Trường hợp tất cả các hộ, cơ sở trong vùng mua thủy sản giống của cùng đợt sản xuất tại một cơ sở: Sử dụng chung Giấy chứng nhận kiểm dịch hoặc đại diện các cơ sở trong vùng (sau đây gọi đại Đại diện vùng) đăng ký kiểm tra, xét nghiệm (với trường hợp mua giống tại địa phương);
- Trường hợp không thuộc quy định tại Điểm b Khoản này, thủy sản giống nhập vào từng hộ nuôi phải có nguồn gốc từ cơ sở được chứng nhận an toàn dịch bệnh hoặc phải có kết quả xét nghiệm âm tính của Phòng thử nghiệm được chỉ định đối với bệnh mà vùng đang thực hiện giám sát;
- Thống nhất thực hiện ghi chép nhật ký nuôi theo cùng biểu mẫu đáp ứng quy định hiện hành;
- Phối hợp với Đại diện vùng xây dựng và tổ chức thực hiện Kế hoạch giám sát theo quy định tại Điều 25 và Điều 26 của Thông tư này.
Để vùng nuôi trồng thủy sản được chứng nhận an toàn dịch bệnh động vật thủy sản cần phải đáp ứng những yêu cầu gì?
Căn cứ Điều 22 Thông tư 14/2016/TT-BNNPTNT quy định như sau:
Yêu cầu cần đáp ứng để vùng nuôi trồng thủy sản được chứng nhận an toàn dịch bệnh
1. Thực hiện các yêu cầu về phòng, chống dịch bệnh động vật quy định tại Điều 23 của Thông tư này.
2. Không xảy ra dịch bệnh động vật theo quy định tại Điều 24 của Thông tư này.
3. Xây dựng và thực hiện Kế hoạch giám sát dịch bệnh động vật thủy sản theo quy định tại các Điều 25 và Điều 26 của Thông tư này.
4. Hoạt động thú y trong vùng được thực hiện theo quy định tại các Điều 14, 15, 19, 20, 32, 33 và 35 của Luật thú y, các quy định tại Thông tư số 04/2016/TT-BNNPTNT và các quy định tại Thông tư này.
Theo đó, để vùng nuôi trồng thủy sản được chứng nhận an toàn dịch bệnh động vật thủy sản cần phải đáp ứng những yêu cầu sau đây:
- Thực hiện các yêu cầu về phòng, chống dịch bệnh động vật quy định tại Điều 23 của Thông tư này.
- Không xảy ra dịch bệnh động vật theo quy định tại Điều 24 của Thông tư này.
- Xây dựng và thực hiện Kế hoạch giám sát dịch bệnh động vật thủy sản theo quy định tại các Điều 25 và Điều 26 của Thông tư này.
- Hoạt động thú y trong vùng được thực hiện theo quy định tại các Điều 14, 15, 19, 20, 32, 33 và 35 của Luật thú y, các quy định tại Thông tư 04/2016/TT-BNNPTNT và các quy định tại Thông tư này.
Dịch bệnh động vật thủy sản (Hình từ internet)
Tình trạng dịch bệnh động vật thủy sản trong vùng theo quy định pháp luật
Theo Điều 24 Thông tư 14/2016/TT-BNNPTNT quy định cụ thể:
Yêu cầu về tình trạng dịch bệnh động vật thủy sản trong vùng
1. Đối với vùng lần đầu đăng ký cấp Giấy chứng nhận: Không có động vật thủy sản mắc bệnh đăng ký chứng nhận an toàn trong t nhất 06 (sáu) tháng trước thời Điểm nộp hồ sơ đăng ký.
2. Đối với vùng có Giấy chứng nhận hết hiệu lực theo quy định tại các Điểm a và d Khoản 1 Điều 47 của Thông tư này hoặc vùng đăng ký cấp lại Giấy chứng nhận: Không có động vật thủy sản mắc bệnh được chứng nhận an toàn tại thời Điểm nộp hồ sơ đăng ký lại.
3. Đối với vùng có Giấy chứng nhận hết hiệu lực theo quy định tại Điểm b, c Khoản 1 Điều 47 của Thông tư này: Không có động vật thủy sản mắc bệnh được chứng nhận an toàn trong ít nhất 06 (sáu) tháng kể từ khi ao, nơi nuôi giữ động vật thủy sản mắc bệnh cuối cùng của các cơ sở thuộc vùng được tiêu hủy hoặc kể từ khi xử lý xong động vật thủy sản phát hiện có mầm bệnh và nơi nuôi giữ.
Do đó, đối với vùng lần đầu đăng ký cấp Giấy chứng nhận: Không có động vật thủy sản mắc bệnh đăng ký chứng nhận an toàn trong t nhất 06 (sáu) tháng trước thời Điểm nộp hồ sơ đăng ký.
- Đối với vùng có Giấy chứng nhận hết hiệu lực theo quy định tại các Điểm a và d Khoản 1 Điều 47 của Thông tư này hoặc vùng đăng ký cấp lại Giấy chứng nhận: Không có động vật thủy sản mắc bệnh được chứng nhận an toàn tại thời Điểm nộp hồ sơ đăng ký lại.
- Đối với vùng có Giấy chứng nhận hết hiệu lực theo quy định tại Điểm b, c Khoản 1 Điều 47 của Thông tư này: Không có động vật thủy sản mắc bệnh được chứng nhận an toàn trong ít nhất 06 (sáu) tháng kể từ khi ao, nơi nuôi giữ động vật thủy sản mắc bệnh cuối cùng của các cơ sở thuộc vùng được tiêu hủy hoặc kể từ khi xử lý xong động vật thủy sản phát hiện có mầm bệnh và nơi nuôi giữ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thanh toán tiền thuê phòng nghỉ tại nơi đến công tác theo hình thức khoán được thực hiện như thế nào?
- Không nộp tiền sử dụng đất nhưng không bị thu hồi đất trong trường hợp nào? Áp dụng bảng giá đất để tính tiền sử dụng đất trong trường hợp nào?
- Giấy tờ tài liệu nào thuộc phạm vi thực hiện số hóa theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Đăng tải thông tin tiết lộ nội dung hồ sơ mời thầu trước thời điểm phát hành trái quy định pháp luật bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?
- Việc ban hành văn bản định giá hoặc điều chỉnh mức giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền định giá ban hành được thực hiện thế nào?