Phòng Chế độ bảo hiểm xã hội có nhiệm vụ tham mưu, đề xuất Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh thực hiện những công việc gì?
- Phòng Chế độ bảo hiểm xã hội thuộc Bảo hiểm xã hội tỉnh thực hiện những chức năng gì?
- Phòng Chế độ bảo hiểm xã hội có nhiệm vụ tham mưu, đề xuất Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh thực hiện những công việc gì?
- Ai có quyền quyết định việc bổ nhiệm các chức danh quản lý của Phòng Chế độ bảo hiểm xã hội thuộc Bảo hiểm xã hội tỉnh?
Phòng Chế độ bảo hiểm xã hội thuộc Bảo hiểm xã hội tỉnh thực hiện những chức năng gì?
Theo khoản 1 Điều 2 Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm và chế độ quản lý của các phòng nghiệp vụ thuộc Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương do Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 2356/QĐ-BHXH năm 2022 như sau:
Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Phòng Chế độ bảo hiểm xã hội
1. Chức năng:
Phòng Chế độ bảo hiểm xã hội có chức năng giúp Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh tổ chức giải quyết hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (sau đây gọi chung là chế độ bảo hiểm xã hội) và quản lý việc thực hiện các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp; quản lý người hưởng và mức hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật, của Bảo hiểm xã hội Việt Nam và phân cấp quản lý của Bảo hiểm xã hội tỉnh.
...
Theo đó, Phòng Chế độ bảo hiểm xã hội có chức năng giúp Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh tổ chức giải quyết hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và quản lý việc thực hiện các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.
Ngoài ra, Phòng Chế độ bảo hiểm xã hội còn thực hiện chức năng quản lý người hưởng và mức hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật, của Bảo hiểm xã hội Việt Nam và phân cấp quản lý của Bảo hiểm xã hội tỉnh.
Phòng Chế độ bảo hiểm xã hội có nhiệm vụ tham mưu, đề xuất Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh thực hiện những công việc gì?
Theo điểm l khoản 2 Điều 1 Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm và chế độ quản lý của các phòng nghiệp vụ thuộc Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương do Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 2356/QĐ-BHXH năm 2022 như sau:
Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Phòng Chế độ bảo hiểm xã hội
...
2. Nhiệm vụ và quyền hạn:
...
i) Tham mưu, đề xuất Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh thực hiện kiểm tra việc cấp các giấy tờ làm căn cứ hưởng bảo hiểm xã hội tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khi có dấu hiệu vi phạm; đề nghị Sở Y tế và các cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm trong việc tạo lập và cấp các hồ sơ, giấy tờ làm căn cứ hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội không đúng quy định; kiểm tra việc thực hiện các chế độ ốm đau, thai sản đối với các đơn vị sử dụng lao động có số lượng hồ sơ đề nghị thanh toán tăng đột biến trong kỳ.
...
Theo đó, Phòng Chế độ bảo hiểm xã hội có nhiệm vụ tham mưu, đề xuất Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh thực hiện kiểm tra việc cấp các giấy tờ làm căn cứ hưởng bảo hiểm xã hội tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khi có dấu hiệu vi phạm;
Đề nghị Sở Y tế và các cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm trong việc tạo lập và cấp các hồ sơ, giấy tờ làm căn cứ hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội không đúng quy định;
Kiểm tra việc thực hiện các chế độ ốm đau, thai sản đối với các đơn vị sử dụng lao động có số lượng hồ sơ đề nghị thanh toán tăng đột biến trong kỳ.
Ai có quyền quyết định việc bổ nhiệm các chức danh quản lý của Phòng Chế độ bảo hiểm xã hội thuộc Bảo hiểm xã hội tỉnh?
Theo khoản 1 Điều 13 Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm và chế độ quản lý của các phòng nghiệp vụ thuộc Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương do Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 2356/QĐ-BHXH năm 2022 như sau:
Chế độ quản lý, chế độ làm việc và trách nhiệm của Trưởng phòng nghiệp vụ, Chánh Văn phòng thuộc Bảo hiểm xã hội tỉnh
Chế độ quản lý:
Phòng, Văn phòng chịu sự quản lý, điều hành trực tiếp của Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh và chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của các đơn vị trực thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
Phòng, Văn phòng do Trưởng phòng, Chánh Văn phòng quản lý, điều hành theo chế độ thủ trưởng; giúp Trưởng phòng, Chánh Văn phòng có các Phó Trưởng phòng, Phó Chánh Văn phòng.
Trưởng phòng, Chánh Văn phòng, Phó Trưởng phòng, Phó Chánh Văn phòng thuộc Bảo hiểm xã hội tỉnh do Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, điều động, thuyên chuyển, khen thưởng và kỷ luật theo quy trình và phân cấp của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
...
Theo đó, việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, điều động, thuyên chuyển, khen thưởng và kỷ luật các chức danh quản lý của Phòng Chế độ bảo hiểm xã hội do Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh quyết định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ của cấp ủy mới nhất? Hướng dẫn viết bản nhận xét đánh giá cán bộ của cấp ủy chi tiết?
- Có thể xét nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đã có thông báo nghỉ hưu?
- Phê bình người có hành vi bạo lực gia đình có phải là một biện pháp ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình?
- Mẫu biên bản họp hội đồng thi đua khen thưởng? Cách viết mẫu biên bản hội đồng thi đua khen thưởng?
- Người nước ngoài được sở hữu bao nhiêu nhà ở tại Việt Nam? Người nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam tối đa bao nhiêu năm?