Phối hợp trong quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển và hải đảo gồm những nội dung nào?
- Việc phối hợp trong quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển và hải đảo được thực hiện dựa trên những nguyên tắc nào?
- Phối hợp trong quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển và hải đảo gồm những nội dung nào?
- Bộ Tài nguyên và Môi trường phải lập báo cáo về quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển và hải đảo trình cho cơ quan nào?
Việc phối hợp trong quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển và hải đảo được thực hiện dựa trên những nguyên tắc nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 76 Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo 2015 quy định thì việc phối hợp trong quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển và hải đảo được thực hiện dựa trên các nguyên tắc sau đây:
(1) Bảo đảm sự quản lý thống nhất, liên ngành, liên vùng;
Bảo đảm đồng bộ, hiệu quả, phân công rõ trách nhiệm của từng cơ quan trong việc chủ trì, phối hợp thực hiện quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển và hải đảo;
(2) Việc thực hiện các nhiệm vụ phối hợp phải trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao;
Tuân thủ các quy định của Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo 2015 và pháp luật có liên quan;
(2) Việc thực hiện các nhiệm vụ phối hợp phải bảo đảm bí mật quốc gia, bảo mật thông tin theo quy định của pháp luật;
Bảo đảm quốc phòng, an ninh, an toàn trên biển;
(3) Không cản trở các hoạt động khai thác, sử dụng hợp pháp tài nguyên biển, hải đảo và các hoạt động hợp pháp khác của tổ chức, cá nhân trên các vùng biển Việt Nam.
Việc phối hợp trong quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển và hải đảo được thực hiện dựa trên những nguyên tắc nào? (Hình từ Internet)
Phối hợp trong quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển và hải đảo gồm những nội dung nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 76 Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo 2015 (được sửa đổi bởi khoản 11 Điều 11 Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch 2018) quy định thì việc phối hợp trong quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển và hải đảo gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
(1) Xây dựng, thực thi pháp luật về quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển và hải đảo;
(2) Lập và tổ chức thực hiện chiến lược khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo;
Quy hoạch không gian biển quốc gia, kế hoạch sử dụng biển;
Quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ;
Chương trình quản lý tổng hợp tài nguyên, môi trường vùng bờ;
(3) Quản lý, thực hiện hoạt động điều tra cơ bản, nghiên cứu khoa học về tài nguyên, môi trường biển và hải đảo;
(4) Thiết lập hệ thống quan trắc, giám sát tổng hợp về tài nguyên, môi trường biển và hải đảo;
Xây dựng hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu tài nguyên, môi trường biển và hải đảo;
(5) Kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo;
Ứng phó, khắc phục sự cố tràn dầu, hóa chất độc trên biển;
(6) Tuyên truyền về biển và hải đảo;
Phổ biến, giáo dục pháp luật về quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển và hải đảo;
(7) Hợp tác quốc tế về quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển và hải đảo;
(8) Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển và hải đảo;
(9) Các nội dung khác theo quy định của pháp luật.
Bộ Tài nguyên và Môi trường phải lập báo cáo về quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển và hải đảo trình cho cơ quan nào?
Trách nhiệm lập báo cáo về quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển và hải đảo được quy định tại khoản 1 Điều 77 Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo 2015 như sau:
Báo cáo về quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển và hải đảo
1. Định kỳ hằng năm, Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm lập báo cáo về quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển và hải đảo trình Chính phủ.
2. Định kỳ hằng năm, các bộ, ngành có trách nhiệm lập báo cáo tình hình quản lý hoạt động điều tra cơ bản, khai thác, sử dụng tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo trong phạm vi ngành, lĩnh vực được giao quản lý, gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường.
3. Định kỳ hằng năm, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biển có trách nhiệm báo cáo tình hình quản lý hoạt động điều tra cơ bản, khai thác, sử dụng tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo, quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường trong phạm vi quản lý, gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường.
4. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết nội dung, thể thức, thời điểm báo cáo về quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển và hải đảo.
Như vậy, theo quy định thì định kỳ hằng năm, Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm lập báo cáo về quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển và hải đảo trình Chính phủ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dự án bất động sản có phải tuân thủ giấy phép xây dựng đối với trường hợp phải cấp giấy phép xây dựng không?
- Bên mua bảo hiểm có được chuyển giao hợp đồng bảo hiểm tài sản theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm không?
- Mức thu phí thẩm định cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp là 5.000.000 đồng đúng không?
- Chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ phục vụ ký phát hành hộ chiếu có gắn chíp điện tử của DS có hiệu lực trong bao lâu?
- Viết đoạn văn thể hiện tình cảm của em đối với người thân chọn lọc? Đặc điểm môn Ngữ Văn trong chương trình GDPT 2018 là gì?