Phối hợp công tác giải quyết việc nuôi con nuôi đối với trẻ em đang được chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội nhằm mục đích gì?

Phối hợp công tác giải quyết việc nuôi con nuôi đối với trẻ em đang được chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội đảm bảo nguyên tắc nào và bao gồm những nội dung gì? Thắc mắc đến từ bạn Thanh Hồng ở Tiền Giang.

Phối hợp công tác giải quyết việc nuôi con nuôi đối với trẻ em đang được chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội nhằm mục đích gì?

Căn cứ theo tiểu mục 1 Mục I Quy chế 721/QC-BTP-BLĐTBXH năm 2016 quy định như sau:

MỤC ĐÍCH, NGUYÊN TẮC VÀ PHƯƠNG THỨC PHỐI HỢP
1. Mục đích của việc phối hợp
a) Nâng cao hiệu quả thi hành Luật Nuôi con nuôi, Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em và tăng cường sự phối hợp giữa Bộ Tư pháp và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Xã hội trong công tác giải quyết việc nuôi con nuôi.
b) Giải quyết kịp thời, tạo điều kiện để trẻ em đang được chăm sóc, nuôi dưỡng tại các cơ sở trợ giúp xã hội (bao gồm: cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc người khuyết tật, trung tâm công tác xã hội) được cho làm con nuôi theo quy định của pháp luật.
...

Theo đó, phối hợp công tác giải quyết việc nuôi con nuôi đối với trẻ em đang được chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội nhằm mục đích sau:

- Nâng cao hiệu quả thi hành Luật Nuôi con nuôi, Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em và tăng cường sự phối hợp giữa Bộ Tư pháp và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Xã hội trong công tác giải quyết việc nuôi con nuôi.

- Giải quyết kịp thời, tạo điều kiện để trẻ em đang được chăm sóc, nuôi dưỡng tại các cơ sở trợ giúp xã hội (bao gồm: cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc người khuyết tật, trung tâm công tác xã hội) được cho làm con nuôi theo quy định của pháp luật.

Công tác giải quyết việc nuôi con nuôi

Giải quyết việc nuôi con nuôi (Hình từ Internet)

Phối hợp công tác giải quyết việc nuôi con nuôi đối với trẻ em đang được chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội đảm bảo nguyên tắc nào?

Căn cứ theo tiểu mục 2 Mục I Quy chế 721/QC-BTP-BLĐTBXH năm 2016 quy định như sau:

MỤC ĐÍCH, NGUYÊN TẮC VÀ PHƯƠNG THỨC PHỐI HỢP
...
2. Nguyên tắc phối hợp
a) Thực hiện theo đúng quy định của Luật nuôi con nuôi, Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, các văn bản hướng dẫn thi hành và các điều ước quốc tế về nuôi con nuôi, về quyền trẻ em mà Việt Nam là thành viên.
b) Không cản trở việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan, tổ chức có liên quan.
c) Chủ động, thường xuyên, chặt chẽ và kịp thời trong việc phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức có liên quan.
...

Do đó, phối hợp công tác giải quyết việc nuôi con nuôi đối với trẻ em đang được chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội đảm bảo nguyên tắc sau:

- Thực hiện theo đúng quy định của Luật nuôi con nuôi, Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, các văn bản hướng dẫn thi hành và các điều ước quốc tế về nuôi con nuôi, về quyền trẻ em mà Việt Nam là thành viên.

- Không cản trở việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan, tổ chức có liên quan.

- Chủ động, thường xuyên, chặt chẽ và kịp thời trong việc phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức có liên quan.

Tải về mẫu Đơn xin nhận con nuôi trong nước mới nhất 2023: Tại Đây

Phối hợp công tác giải quyết việc nuôi con nuôi đối với trẻ em đang được chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội bao gồm những nội dung gì?

Tại Mục II Quy chế 721/QC-BTP-BLĐTBXH năm 2016 quy định như sau:

- Đôn đốc các địa phương hướng dẫn các cơ sở trợ giúp xã hội đánh giá trẻ em có nhu cầu được nhận làm con nuôi và lập danh sách trẻ em có nhu cầu được nhận làm con nuôi theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 15 Luật Nuôi con nuôi và khoản 1 và khoản 2 Điều 6 Nghị định 19/2011/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Nuôi con nuôi.

- Hướng dẫn các địa phương, cơ sở trợ giúp xã hội trong việc rà soát và đánh giá năng lực các cơ sở trợ giúp xã hội trên địa bàn tỉnh, thành phố; thực hiện các giải pháp nhằm tăng cường năng lực cho cơ sở trợ giúp xã hội, không phân biệt cơ sở trợ giúp xã hội công lập và ngoài công lập trong việc giải quyết nuôi con nuôi theo quy định tại khoản 1 Điều 11 Nghị định 19/2011/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Nuôi con nuôi.

- Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên công tác xã hội, cộng tác viên công tác xã hội thuộc các cơ sở trợ giúp xã hội trong công tác giải quyết việc nuôi con nuôi; tổ chức các hội nghị, hội thảo về thực hiện tốt chính sách pháp luật nuôi con nuôi và các điều ước quốc tế về nuôi con nuôi, về quyền trẻ em mà Việt Nam là thành viên.

- Định kỳ 06 tháng một lần, Bộ Tư pháp và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thông báo cho nhau về tình hình lập danh sách trẻ em có nhu cầu được nhận làm con nuôi và tình hình giải quyết việc nuôi con nuôi trên phạm vi toàn quốc.

- Tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật về nuôi con nuôi, Quy chế phối hợp, nghiên cứu xây dựng văn bản quy phạm pháp luật giải quyết việc nuôi con nuôi đối với trẻ em đang được chăm sóc, nuôi dưỡng tại các cơ sở trợ giúp xã hội.

Tải về mẫu Giấy chứng chận nuôi con nuôi trong nước mới nhất 2023: Tại Đây

Nuôi con nuôi Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Nuôi con nuôi
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Thời hạn giải quyết việc nuôi con nuôi là bao lâu?
Pháp luật
Cặp đôi đồng tính có được nhận con nuôi không? Điều kiện đối với người nhận nuôi con nuôi cần đáp ứng những yêu cầu gì?
Pháp luật
Mẫu tờ khai ghi vào Sổ hộ tịch việc nuôi con nuôi mới nhất theo Thông tư 04 là mẫu nào? Tải về file word?
Pháp luật
Chồng có quyền yêu cầu ly hôn khi vợ đang nuôi con nuôi dưới 12 tháng tuổi không? Con nuôi có được nhận di sản thừa kế không?
Pháp luật
Khi nhận nuôi con nuôi thì có bắt buộc phải hỏi ý kiến của cha mẹ đẻ của con nuôi? UBND xã trao Giấy chứng nhận nuôi con nuôi cho cha mẹ nuôi khi nào?
Pháp luật
Cha mẹ phân biệt đối xử giữa con nuôi và con đẻ có vi phạm pháp luật không? Phân biệt đối xử giữa con nuôi và con đẻ bị xử phạt không?
Pháp luật
Lợi dụng việc làm con nuôi của người dân tộc thiểu số để hưởng chính sách ưu đãi của nhà nước bị phạt bao nhiêu tiền?
Pháp luật
Hành vi lợi dụng việc làm con nuôi của người có công với cách mạng để hưởng chế độ ưu đãi của nhà nước sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?
Pháp luật
Người có điều kiện về kinh tế thì được nhận nuôi con nuôi đúng không? Khi đăng ký nhận nuôi con nuôi phải có mặt những ai?
Pháp luật
Việc nhận nuôi con nuôi có cần phải được sự đồng ý từ anh chị ruột của người được nhận làm con nuôi không?
Pháp luật
Người nước ngoài thường trú ở nước ngoài nhận người Việt Nam làm con nuôi thì phải hơn con nuôi bao nhiêu tuổi?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Nuôi con nuôi
Nguyễn Anh Hương Thảo Lưu bài viết
805 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Nuôi con nuôi

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Nuôi con nuôi

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào