Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao sẽ được trang bị một máy điện thoại cố định tại nhà riêng đúng không?
- Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao sẽ được trang bị một máy điện thoại cố định tại nhà riêng đúng không?
- Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có được hỗ trợ kinh phí lắp đặt máy điện thoại cố định tại nhà riêng?
- Cước phí sử dụng điện thoại cố định tại nhà riêng của Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có được cơ quan thanh toán?
Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao sẽ được trang bị một máy điện thoại cố định tại nhà riêng đúng không?
Theo khoản 2 Điều 3 Quy chế trang bị, sử dụng và thanh toán cước phí điện thoại cho công chức lãnh đạo các cấp trong ngành Kiểm sát nhân dân do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành kèm theo Quyết định 74/QĐ-VKSTC năm 2019 như sau:
Đối tượng được trang bị điện thoại
...
2. Công chức lãnh đạo được trang bị 01 máy điện thoại cố định tại nhà riêng, bao gồm:
a) Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
b) Kiểm sát viên VKSND tối cao, Viện trưởng VKSND cấp cao 1, 2, 3;
c) Chánh Văn phòng VKSND tối cao, Vụ trưởng, Thủ trưởng Cơ quan điều tra VKSND tối cao, Cục trưởng Cục Thống kê tội phạm và Công nghệ thông tin, Cục trưởng Cục Kế hoạch - Tài chính, Chánh Thanh tra VKSND tối cao, Hiệu trưởng Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội, Hiệu trưởng Trường Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ kiểm sát tại thành phố Hồ Chí Minh, Tổng biên tập Tạp chí Kiểm sát, Tổng biên tập Báo Bảo vệ pháp luật, Phó Viện trưởng VKSND cấp cao 1, 2, 3, Viện trưởng VKSND cấp tỉnh và cán bộ lãnh đạo có hệ số phụ cấp chức vụ từ 1,0 đến dưới 1,2 thuộc Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
d) Phó Chánh Văn phòng VKSND tối cao, Phó Vụ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra VKSND tối cao, Phó Cục trưởng Cục Thống kê tội phạm và Công nghệ thông tin, Phó Cục trưởng Cục Kế hoạch - Tài chính, Phó Chánh Thanh tra VKSND tối cao, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội, Phó Hiệu trưởng Trường Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ kiểm sát tại thành phố Hồ Chí Minh, Phó Tổng biên tập Tạp chí Kiểm sát, Phó Tổng biên tập Báo Bảo vệ pháp luật, Chánh Văn phòng và Viện trưởng Viện nghiệp vụ VKSND cấp cao 1, 2, 3, Phó Viện trưởng VKSND cấp tỉnh và cán bộ lãnh đạo có hệ số phụ cấp chức vụ từ 0,8 đến dưới 1,0 trong ngành KSND;
e) Trưởng phòng VKSND tối cao, Phó Chánh Văn phòng và Phó Viện trưởng Viện nghiệp vụ VKSND cấp cao 1, 2, 3, Trưởng phòng, Kế toán trưởng VKSND cấp tỉnh, Viện trưởng, Phó Viện trưởng VKSND cấp huyện, Thư ký Lãnh đạo VKSND tối cao.
...
Theo đó, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao sẽ được trang bị một máy điện thoại cố định tại nhà riêng.
Trang bị, sử dụng và thanh toán cước phí điện thoại cho công chức lãnh đạo các cấp trong ngành Kiểm sát nhân dân (Hình từ Internet)
Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có được hỗ trợ kinh phí lắp đặt máy điện thoại cố định tại nhà riêng?
Theo khoản 2 Điều 4 Quy chế trang bị, sử dụng và thanh toán cước phí điện thoại cho công chức lãnh đạo các cấp trong ngành Kiểm sát nhân dân do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành kèm theo Quyết định 74/QĐ-VKSTC năm 2019 như sau:
Mức trang bị điện thoại cố định và di động
...
2. Công chức lãnh đạo được trang bị điện thoại cố định tại nhà riêng và điện thoại di động được cơ quan, đơn vị quản lý cấp một khoản kinh phí (khoán) để thanh toán chi phí lắp đặt ban đầu để cán bộ đó tự ký hợp đồng lắp đặt với cơ quan bưu điện, gồm:
a) Tiền mua máy: 300.000 đồng/máy đối với điện thoại cố định và 3.000.000 đồng/máy đối với điện thoại di động.
Cơ quan chủ quản có trách nhiệm mở sổ theo dõi việc trang bị điện thoại cho các cán bộ được trang bị điện thoại trong cơ quan theo các nội dung:
- Số điện thoại liên lạc;
- Loại máy điện thoại trang bị (tên máy và số hiệu sản xuất của máy).
b) Chứng từ thanh toán chi phí mua máy, chi phí lắp đặt máy, chi phí hoà mạng (hoặc cài đặt) bao gồm:
- Quyết định của Thủ trưởng đơn vị trực tiếp sử dụng ngân sách về việc cấp tiền mua máy điện thoại cho cho cán bộ có tiêu chuẩn được trang bị điện thoại;
- Bảng kê danh sách công chức lãnh đạo nhận tiền mua máy điện thoại, có chữ ký của từng người nhận tiền theo đúng tiêu chuẩn qui định.
Theo đó, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao sẽ được cơ quan cấp một khoản kinh phí (khoán) để thanh toán chi phí lắp đặt ban đầu để cán bộ đó tự ký hợp đồng lắp đặt với cơ quan bưu điện, gồm 300.000 đồng tiền mua một máy đối với điện thoại cố định.
Cước phí sử dụng điện thoại cố định tại nhà riêng của Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có được cơ quan thanh toán?
Theo Điều 5 Quy chế trang bị, sử dụng và thanh toán cước phí điện thoại cho công chức lãnh đạo các cấp trong ngành Kiểm sát nhân dân do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành kèm theo Quyết định 74/QĐ-VKSTC năm 2019 như sau:
Mức thanh toán cước phí
Hàng tháng, cùng với kỳ trả lương, cơ quan, đơn vị quản lý thanh toán tiền cước sử dụng điện thoại công vụ tại nhà riêng, điện thoại di động cho đối tượng được tiêu chuẩn trang bị theo các mức như sau:
1. Các đối tượng nêu tại các điểm a, b của Khoản 2 Điều 3: mức 200.000 đ/tháng đối với điện thoại cố định và 400.000 đ/tháng đối với điện thoại di động;
...
7. Trường hợp công chức lãnh đạo được trang bị điện thoại cố định tại nhà riêng và điện thoại di động sau khi chuyển sang đảm nhận công tác mới không thuộc diện được trang bị điện thoại hoặc sau khi có quyết định nghỉ hưu, nghỉ công tác thì cơ quan, đơn vị quản lý cán bộ chỉ được thanh toán tiền cước sử dụng điện thoại cho cán bộ đó đến hết tháng có quyết định chuyển công tác hoặc quyết định nghỉ hưu, nghỉ công tác. Riêng công chức lãnh đạo thuộc các đối tượng nêu tại các điểm a, b Khoản 2 Điều 3 Quy chế này khi nghỉ hưu, nghỉ công tác được cơ quan, đơn vị quản lý tiếp tục thanh toán cước phí sử dụng điện thoại cố định tại nhà riêng trong thời gian 3 tháng, kể từ ngày có quyết định nghỉ hưu, nghỉ công tác.
Theo đó, hàng tháng, cùng với kỳ trả lương, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao sẽ được thanh toán cước sử dụng điện thoại công vụ tại nhà riêng với hạn mức là mức 200.000 mỗi tháng.
Trong trường hợp Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao nghỉ hưu, nghỉ công tác thì vẫn được tiếp tục thanh toán cước phí sử dụng điện thoại cố định tại nhà riêng trong thời gian 3 tháng, kể từ ngày có quyết định nghỉ hưu, nghỉ công tác.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đình chỉ hoạt động giáo dục trường mầm non trong trường hợp nào từ ngày 20/11/2024 theo Nghị định 125?
- Festival hoa Đà Lạt 2024 ngày nào? Chương trình Festival hoa Đà Lạt 2024 thế nào? Khai mạc Festival hoa Đà Lạt 2024 ở đâu?
- Mã xác thực giao dịch điện tử là gì? Quy định về việc sử dụng chữ ký số và xác thực giao dịch điện tử đối với người nộp thuế?
- Tải về bảng mô tả khung trình độ quốc gia Việt Nam mới nhất? Cấu trúc khung trình độ quốc gia Việt Nam?
- Điều kiện hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện theo Nghị định 143/2024 như thế nào?