Phó Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh có bắt buộc phải là Chấp hành viên không? Do ai bổ nhiệm?
Phó Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh có bắt buộc phải là Chấp hành viên không? Do ai bổ nhiệm?
Theo khoản 1 Điều 22 Luật Thi hành án dân sự 2008 quy định về Phó thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự như sau:
Thủ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự
1. Thủ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự phải là Chấp hành viên. Thủ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự do Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm, miễn nhiệm; Thủ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan thi hành án trong quân đội do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng bổ nhiệm, miễn nhiệm.
2. Chính phủ quy định tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm Thủ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự và cơ quan thi hành án trong quân đội.
Như vậy, theo quy định thì Phó Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh phải là Chấp hành viên.
Phó Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh do Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm.
Phó Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh có nhiệm vụ và quyền hạn thế nào?
Theo khoản 2 Điều 23 Luật Thi hành án dân sự 2008 quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Phó thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Thủ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự
1. Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Ra quyết định về thi hành án theo thẩm quyền;
b) Quản lý, chỉ đạo hoạt động thi hành án dân sự của cơ quan thi hành án dân sự;
c) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân phối hợp tổ chức thi hành án;
d) Yêu cầu cơ quan đã ra bản án, quyết định giải thích bằng văn bản những điểm chưa rõ hoặc không phù hợp với thực tế trong bản án, quyết định đó để thi hành;
đ) Kiến nghị người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm đối với bản án, quyết định theo quy định của pháp luật;
e) Trả lời kháng nghị, kiến nghị của Viện kiểm sát; giải quyết khiếu nại, tố cáo về thi hành án, xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền; kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người vi phạm;
g) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Chấp hành viên;
h) Tổ chức thực hiện chế độ báo cáo, thống kê thi hành án;
i) Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh có quyền điều động, hướng dẫn nghiệp vụ, chỉ đạo, kiểm tra công tác thi hành án đối với Chấp hành viên, công chức cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh và cấp huyện trên địa bàn và những việc khác theo hướng dẫn, chỉ đạo của cơ quan quản lý thi hành án dân sự thuộc Bộ Tư pháp.
2. Phó thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo sự phân công hoặc ủy quyền của Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự và chịu trách nhiệm trong phạm vi công việc được giao.
Như vậy, theo quy định thì Phó Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo sự phân công hoặc ủy quyền của Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự và chịu trách nhiệm trong phạm vi công việc được giao.
Phó Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh có bắt buộc phải là Chấp hành viên không? Do ai bổ nhiệm? (Hình từ Internet)
Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh quy định thế nào?
Theo Điều 14 Luật Thi hành án dân sự 2008 (được sửa đổi bởi khoản 7 Điều 1 Luật Thi hành án dân sự sửa đổi 2014) quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh
1. Quản lý, chỉ đạo về thi hành án dân sự trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, bao gồm:
a) Bảo đảm việc áp dụng thống nhất các quy định của pháp luật trong hoạt động thi hành án dân sự;
b) Chỉ đạo hoạt động thi hành án dân sự đối với cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện; hướng dẫn nghiệp vụ thi hành án dân sự cho Chấp hành viên, công chức khác của cơ quan thi hành án dân sự trên địa bàn;
c) Kiểm tra công tác thi hành án dân sự đối với cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện;
d) Tổng kết thực tiễn thi hành án dân sự; thực hiện chế độ thống kê, báo cáo công tác tổ chức, hoạt động thi hành án dân sự theo hướng dẫn của cơ quan quản lý thi hành án dân sự thuộc Bộ Tư pháp.
2. Trực tiếp tổ chức thi hành bản án, quyết định theo quy định tại Điều 35 của Luật này.
3. Lập hồ sơ đề nghị xét miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án dân sự; phối hợp với cơ quan Công an trong việc lập hồ sơ đề nghị xét miễn, giảm chấp hành hình phạt tù và đặc xá cho người có nghĩa vụ thi hành án dân sự đang chấp hành hình phạt tù.
4. Giải quyết khiếu nại, tố cáo về thi hành án dân sự thuộc thẩm quyền theo quy định của Luật này.
5. Thực hiện quản lý công chức, cơ sở vật chất, kinh phí, phương tiện hoạt động của cơ quan thi hành án dân sự tại địa phương theo hướng dẫn, chỉ đạo của cơ quan quản lý thi hành án dân sự thuộc Bộ Tư pháp.
6. Giúp Ủy ban nhân dân cùng cấp thực hiện trách nhiệm, quyền hạn theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 173 của Luật này.
7. Báo cáo công tác thi hành án dân sự trước Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân theo quy định của pháp luật; báo cáo Tòa án về kết quả thi hành bản án, quyết định khi có yêu cầu.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Viết đoạn văn thể hiện tình cảm của em đối với người thân chọn lọc? Đặc điểm môn Ngữ Văn trong chương trình GDPT 2018 là gì?
- Người sử dụng dịch vụ bưu chính cung cấp thông tin về bưu gửi không đầy đủ theo yêu cầu của dịch vụ sẽ bị xử phạt bao nhiêu?
- Danh sách người bán hàng online vi phạm quyền lợi người tiêu dùng được niêm yết tại đâu? Thời hạn công khai danh sách?
- Tiền bồi thường về đất ở không đủ so với giá trị của một suất tái định cư tối thiểu thì được Nhà nước hỗ trợ thế nào theo Luật Đất đai mới?
- Biên tập viên hạng 1 lĩnh vực xuất bản chỉ đạo việc phối hợp giữa biên tập viên các bộ phận nào để bản thảo đi in đạt yêu cầu chất lượng xuất bản phẩm?