Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước được ký các văn bản nào? Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước giải quyết công việc theo cách thức nào?
Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước giải quyết công việc theo cách thức nào?
Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước giải quyết công việc theo cách thức được quy định tại Điều 14 Quy chế làm việc của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 2805/QĐ-NHNN năm 2014 như sau:
- Thống đốc, Phó Thống đốc xem xét, giải quyết công việc trên cơ sở Phiếu trình giải quyết công việc của Văn phòng và tờ trình của các đơn vị tham mưu.
Các kiến nghị, đề xuất của Chi nhánh, Văn phòng đại diện, tổ chức, đơn vị sự nghiệp được thông qua các đơn vị tham mưu trình Thống đốc, Phó Thống đốc giải quyết.
- Thống đốc, Phó Thống đốc chủ trì họp, làm việc với lãnh đạo các cơ quan, tổ chức, chuyên gia liên quan để tham khảo ý kiến trước khi giải quyết những vấn đề quan trọng, cần thiết mà chưa xử lý ngay được bằng cách thức quy định tại Khoản 1 Điều này.
- Các cách thức giải quyết khác theo quy định tại Quy chế này như đi công tác và xử lý công việc tại cơ sở, làm việc trực tiếp với các đơn vị thuộc phạm vi phụ trách, tiếp khách và các phương thức khác do Thống đốc quy định hoặc ủy quyền.
Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước được ký các văn bản nào? Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước giải quyết công việc theo cách thức nào? (Hình từ Internet)
Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước được ký các văn bản nào?
Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước được ký các văn bản được quy định tại khoản 2 Điều 24 Quy chế làm việc của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 2805/QĐ-NHNN năm 2014 như sau:
Quy định về việc ký các văn bản
1. Thống đốc ký các văn bản sau:
a) Văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền ban hành của Thống đốc, văn bản hành chính, của Ngân hàng Nhà nước, các thỏa thuận quốc tế, các văn bản về tổ chức bộ máy và nhân sự theo quy định của pháp luật;
b) Các văn bản trình các cơ quan lãnh đạo của Đảng, Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ;
c) Điều ước quốc tế theo phân công, ủy quyền của Chủ tịch nước hoặc Chính phủ; Phê duyệt các dự án, đề án, văn bản, hiệp định được Thủ tướng Chính phủ ủy quyền;
d) Phê duyệt chủ trương đầu tư các dự án theo quy định về công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản của Nhà nước và của Ngân hàng Nhà nước;
đ) Văn bản ủy quyền cho thủ trưởng đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước giải quyết một số công việc thuộc thẩm quyền của Thống đốc trong thời gian xác định;
e) Các quyết định về tuyển dụng, bổ nhiệm, điều chuyển, khen thưởng, kỷ luật, nâng lương, đi công tác, đi học đối với cán bộ, công chức thuộc quyền được phân cấp quản lý theo quy định của pháp luật.
2. Phó Thống đốc được Thống đốc giao ký thay các văn bản:
a) Quyết định cá biệt và các văn bản hành chính khác để xử lý các vấn đề thuộc lĩnh vực được Thống đốc phân công phụ trách;
b) Một số văn bản quy định tại Khoản 1 Điều này đối với lĩnh vực hoặc khối được Thống đốc giao phụ trách theo sự ủy nhiệm của Thống đốc.
Khi Thống đốc vắng mặt, Phó Thống đốc được Thống đốc ủy quyền xử lý công việc sẽ ký các văn bản thuộc thẩm quyền của Thống đốc, và có trách nhiệm báo cáo lại Thống đốc.
…
Như vậy, theo quy định trên thì Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước được Thống đốc giao ký thay các văn bản sau:
- Quyết định cá biệt và các văn bản hành chính khác để xử lý các vấn đề thuộc lĩnh vực được Thống đốc phân công phụ trách;
- Một số văn bản quy định tại Khoản 1 Điều này đối với lĩnh vực hoặc khối được Thống đốc giao phụ trách theo sự ủy nhiệm của Thống đốc.
Khi Thống đốc vắng mặt, Phó Thống đốc được Thống đốc ủy quyền xử lý công việc sẽ ký các văn bản thuộc thẩm quyền của Thống đốc, và có trách nhiệm báo cáo lại Thống đốc.
Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước có phải là thành viên Chính phủ không?
Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước có phải là thành viên Chính phủ không, thì theo quy định tại Điều 2 Luật Tổ chức Chính phủ 2015 như sau:
Cơ cấu tổ chức và thành viên của Chính phủ
1. Chính phủ gồm Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ, các Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang bộ. Cơ cấu số lượng thành viên Chính phủ do Thủ tướng Chính phủ trình Quốc hội quyết định.
2. Cơ cấu tổ chức của Chính phủ gồm các bộ, cơ quan ngang bộ.
Việc thành lập, bãi bỏ bộ, cơ quan ngang bộ do Chính phủ trình Quốc hội quyết định.
Theo quy định trên thì thành viên Chính phủ chỉ bao gồm Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ, các Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.
Do đó, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước có phải là thành viên Chính phủ là thành viên Chính phủ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Viết đoạn văn 200 chữ về điều bản thân cần làm để tuổi trẻ có ý nghĩa? Đặc điểm môn Văn chương trình GDPT là gì?
- Lệnh giới nghiêm có phải được công bố liên tục trên các phương tiện thông tin đại chúng khi được ban bố không?
- Mẫu báo cáo công tác bảo vệ môi trường mới nhất? Báo cáo công tác bảo vệ môi trường có bắt buộc không?
- Chương trình hội nghị kiểm điểm Đảng viên cuối năm 2024 ngắn gọn, ý nghĩa? Chương trình kiểm điểm Đảng viên năm 2024?
- Báo cáo tự kiểm tra Đảng viên chấp hành năm 2024? Cách viết báo cáo tự kiểm tra Đảng viên chấp hành năm 2024 như thế nào?