Phó Giám đốc bệnh viện tư nhân có nhất thiết phải là người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của bệnh viện không?
- Phó Giám đốc bệnh viện tư nhân có nhất thiết phải là người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của bệnh viện không?
- Thay đổi người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật thì bệnh viện tư nhân có cần báo cáo với cơ quan có thẩm quyền không?
- Bệnh viện tư nhân có những quyền gì trong hoạt động khám bệnh, chữa bệnh?
Phó Giám đốc bệnh viện tư nhân có nhất thiết phải là người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của bệnh viện không?
Phó Giám đốc bệnh viện tư nhân có nhất thiết phải là người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của bệnh viện không, thì khoản 2 Điều 52 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 (Có hiệu lực từ ngày 01/01/2024) như sau:
Cấp mới giấy phép hoạt động
...
2. Điều kiện cấp mới giấy phép hoạt động bao gồm:
a) Được thành lập theo quy định của pháp luật;
b) Có cơ cấu tổ chức phù hợp với từng hình thức tổ chức của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
c) Có địa điểm hoạt động;
d) Có cơ sở vật chất phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn và quy mô của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, trong đó hạ tầng công nghệ thông tin phải bảo đảm kết nối với Hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại khoản 1 Điều 112 của Luật này;
đ) Có đủ thiết bị y tế, phương tiện phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn và quy mô của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
e) Có đủ người hành nghề phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn và quy mô của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải có người chịu trách nhiệm chuyên môn và mỗi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chỉ có một người chịu trách nhiệm chuyên môn.
...
Do đó, với thông tin trên thì không thấy có quy định bắt buộc Phó Giám đốc bệnh viện phải là người chịu trách nhiệm chuyên môn, quy định chỉ đề cập điều kiện cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh là phải có người chịu trách nhiệm chuyên môn nên đơn vị cũng có thể bố trí người khác đủ điều kiện làm người chịu trách nhiệm chuyên môn.
Trước đây, Phó Giám đốc bệnh viện tư nhân có nhất thiết phải là người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của bệnh viện tư không, thì theo điểm c khoản 1 Điều 43 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009 (Hết hiệu lực từ ngày 01/01/2024) quy định như sau:
Điều kiện cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
1. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được cấp giấy phép hoạt động phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Đáp ứng các quy định của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về cơ sở khám bệnh, chữa bệnh do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành.
b) Có đủ người hành nghề phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn;
c) Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải có thời gian hành nghề khám bệnh, chữa bệnh ít nhất là 36 tháng.
2. Trường hợp đăng ký thành lập phòng khám chuyên khoa hoặc bác sỹ gia đình thì ngoài các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này, người đứng đầu cơ sở phải là người hành nghề có bằng cấp chuyên môn phù hợp với loại hình hành nghề.
3. Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định chi tiết điều kiện cấp giấy phép hoạt động quy định tại Điều này đối với từng hình thức tổ chức của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo thẩm quyền quản lý.
Do đó, với thông tin trên thì không thấy có quy định bắt buộc Phó Giám đốc bệnh viện phải là người chịu trách nhiệm chuyên môn, quy định chỉ đề cập điều kiện cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh là phải có người chịu trách nhiệm chuyên môn và người này phải có thời gian hành nghề khám bệnh, chữa bệnh ít nhất là 36 tháng nên đơn vị cũng có thể bố trí người khác đủ điều kiện làm người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật.
Bệnh viện tư nhân (Hình từ Internet)
Thay đổi người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật thì bệnh viện tư nhân có cần báo cáo với cơ quan có thẩm quyền không?
Theo khoản 4 Điều 53 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009 quy định như sau:
Trách nhiệm của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
1. Tổ chức việc cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh kịp thời cho người bệnh.
2. Thực hiện quy định về chuyên môn kỹ thuật và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
3. Công khai thời gian làm việc, niêm yết giá dịch vụ và thu theo đúng giá đã niêm yết.
4. Báo cáo cơ quan cấp giấy phép hoạt động trong trường hợp thay đổi người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc người hành nghề là người nước ngoài theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.
5. Bảo đảm việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người bệnh, người hành nghề được quy định tại Luật này.
6. Bảo đảm các điều kiện cần thiết để người hành nghề thực hiện khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi hoạt động chuyên môn được phép.
7. Chấp hành quyết định huy động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp xảy ra thiên tai, thảm họa, dịch bệnh nguy hiểm.
8. Trường hợp dừng hoạt động, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm chuyển người bệnh, hồ sơ bệnh án đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phù hợp và quyết toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh với người bệnh.
Theo đó, thay đổi người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật thì bệnh viện có cần báo cáo cơ quan cấp giấy phép hoạt động cụ thể là Bộ Y tế theo quy định tại Điều 45 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009, cụ thể:
Thẩm quyền cấp, cấp lại, điều chỉnh và thu hồi giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
1. Bộ trưởng Bộ Y tế cấp, cấp lại, điều chỉnh và thu hồi giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc Bộ Y tế, bệnh viện tư nhân hoặc thuộc các bộ khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này và thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi cơ sở đó đặt trụ sở trong thời gian không quá 30 ngày kể từ ngày cấp, điều chỉnh hoặc thu hồi giấy phép hoạt động.
...
Bệnh viện tư nhân có những quyền gì trong hoạt động khám bệnh, chữa bệnh?
Bệnh viện tư nhân có những quyền trong hoạt động khám bệnh, chữa bệnh được quy định tại Điều 59 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 (Có hiệu lực từ ngày 01/01/2024) như sau:
(1) Thực hiện các hoạt động khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của Luật này.
(2) Được từ chối khám bệnh, chữa bệnh trong các trường hợp sau đây:
a) Vượt quá khả năng chuyên môn hoặc không thuộc phạm vi hoạt động chuyên môn của cơ sở, trừ trường hợp cấp cứu quy định tại Điều 61 của Luật này.
b) Thuộc một trong các trường hợp quy định tại các khoản 3, 4 và 5 Điều 40 của Luật này.
(3) Thu các khoản chi phí liên quan đến hoạt động khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của pháp luật.
(4) Hưởng chế độ ưu đãi khi thực hiện các hoạt động khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của pháp luật.
(5) Giao kết hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế với cơ quan bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế; giao kết hợp đồng với các tổ chức bảo hiểm khác theo quy định của pháp luật về kinh doanh bảo hiểm để khám bệnh, chữa bệnh.
(6) Hợp tác với các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài trong hoạt động khám bệnh, chữa bệnh.
(7) Được tổ chức cung cấp các dịch vụ chăm sóc, hỗ trợ theo yêu cầu của người bệnh, người đại diện của người bệnh.
(8) Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tư nhân được tham gia đấu thầu hoặc được Nhà nước đặt hàng cung cấp một số dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh trong danh mục dịch vụ sự nghiệp công do ngân sách nhà nước bảo đảm hoặc hỗ trợ một phần kinh phí.
Trước đây, Bệnh viện tư nhân có những quyền trong hoạt động khám bệnh, chữa bệnh được quy định tại Điều 52 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009 (Hết hiệu lực từ ngày 01/01/2024) quy định như sau:
- Được thực hiện các hoạt động khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của Luật này; cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có đủ điều kiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế được khám sức khỏe định kỳ, khám sức khỏe để lao động, học tập, làm việc và chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả khám sức khỏe của mình.
- Được từ chối khám bệnh, chữa bệnh nếu trong quá trình khám bệnh, chữa bệnh mà tiên lượng bệnh vượt quá khả năng hoặc trái phạm vi hoạt động chuyên môn được ghi trong giấy phép hoạt động nhưng phải giới thiệu người bệnh đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác để giải quyết.
Trong trường hợp này, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh vẫn phải thực hiện việc sơ cứu, cấp cứu, theo dõi, chăm sóc, điều trị cho người bệnh cho đến khi người bệnh được chuyển đi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác.
- Được thu các khoản chi phí khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của pháp luật.
- Được hưởng chế độ ưu đãi khi thực hiện các hoạt động khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu quyết định phê duyệt nhiệm vụ và dự toán kinh phí NSNN để mua sắm tài sản trang thiết bị mới nhất?
- Danh sách kết quả kiểm tra tập sự hành nghề luật sư đợt 2 năm 2024 chính thức? Xem toàn bộ danh sách ở đâu?
- Loại gỗ nào thuộc danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu? Ai có thẩm quyền cho phép xuất khẩu loại gỗ này?
- Thưởng cuối năm là gì? Công ty phải thưởng cuối năm cho nhân viên? Tiền thưởng cuối năm có đóng thuế TNCN?
- Báo cáo kế hoạch đầu tư công trên Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư công là gì? Thời hạn gửi báo cáo trung hạn vốn NSNN?