Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã được quyền từ chối phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí đối với vụ việc đang được điều tra không?
- Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã có thể thay Chủ tịch Ủy ban nhân dân làm người phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí không?
- Hình thức phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí quy định những việc gì?
- Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã có quyền và trách nhiệm gì khi được ủy quyền phát ngôn?
- Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã được quyền từ chối phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí đối với vụ việc đang được điều tra không?
Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã có thể thay Chủ tịch Ủy ban nhân dân làm người phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí không?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 3 Nghị định 09/2017/NĐ-CP quy định về người thực hiện phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí như sau:
"Điều 3. Người thực hiện phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí
...
3. Người thực hiện phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Ủy ban nhân dân cấp huyện và Ủy ban nhân dân cấp xã, gồm:
a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện và cấp xã;
b) Trường hợp Chủ tịch Ủy ban nhân dân không thể thực hiện phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí thì ủy quyền cho cấp phó của mình thực hiện việc phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí."
Theo đó, khi Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã không thể thực hiện phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí thì ủy quyền cho Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã thực hiện việc phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí thay mình.
Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã được quyền từ chối phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí đối với vụ việc đang được điều tra không? (Hình từ Internet)
Hình thức phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí quy định những việc gì?
Theo Điều 4 Nghị định 09/2017/NĐ-CP quy định về hình thức phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí như sau:
"Điều 4. Hình thức phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí
1. Tổ chức họp báo.
2. Đăng tải nội dung phát ngôn và cung cấp thông tin trên Cổng thông tin điện tử, trang thông tin điện tử hoặc trang mạng xã hội chính thức của cơ quan hành chính nhà nước.
3. Phát ngôn trực tiếp hoặc trả lời phỏng vấn của nhà báo, phóng viên.
4. Gửi thông cáo báo chí, nội dung trả lời cho cơ quan báo chí, nhà báo, phóng viên bằng văn bản hoặc qua thư điện tử.
5. Cung cấp thông tin qua trao đổi trực tiếp hoặc tại các cuộc giao ban báo chí do trung ương, địa phương tổ chức khi được yêu cầu.
6. Ban hành văn bản đề nghị cơ quan báo chí đăng, phát phản hồi, cải chính, xin lỗi nội dung thông tin trên báo chí."
Theo đó trên đây là các quy định về hình thức phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí.
Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã có quyền và trách nhiệm gì khi được ủy quyền phát ngôn?
Về quyền và trách nhiệm của Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã là người được ủy quyền phát ngôn được quy định tại Điều 8 Nghị định 09/2017/NĐ-CP như sau:
- Người phát ngôn, người được ủy quyền phát ngôn được nhân danh đại diện cơ quan hành chính nhà nước phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí.
- Người phát ngôn, người được ủy quyền phát ngôn có quyền yêu cầu các đơn vị, cá nhân có liên quan trong cơ quan mình cung cấp thông tin, tập hợp thông tin để phát ngôn, cung cấp thông tin định kỳ, đột xuất cho báo chí theo quy định tại Điều 5, Điều 6 của Nghị định này; để trả lời các phản ánh, kiến nghị, phê bình, khiếu nại, tố cáo của tổ chức, công dân do cơ quan báo chí chuyển đến hoặc đăng, phát trên báo chí theo quy định của pháp luật.
Các đơn vị, cá nhân khi có yêu cầu của người phát ngôn, người được ủy quyền phát ngôn về việc cung cấp thông tin để thực hiện việc phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí có trách nhiệm thực hiện đúng yêu cầu về nội dung và thời hạn cung cấp thông tin.
- Người phát ngôn, người được ủy quyền phát ngôn có trách nhiệm phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí theo quy định tại Điều 5, Điều 6 Nghị định này và chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước về nội dung phát ngôn và thông tin cung cấp cho báo chí.
- Trong trường hợp các cơ quan báo chí đăng, phát không chính xác nội dung thông tin mà người phát ngôn, người được ủy quyền phát ngôn đã phát ngôn, người phát ngôn, người được ủy quyền phát ngôn có quyền nêu ý kiến phản hồi bằng văn bản đến cơ quan báo chí, cơ quan chủ quản báo chí, cơ quan quản lý nhà nước về báo chí hoặc khởi kiện tại Tòa án.
Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã được quyền từ chối phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí đối với vụ việc đang được điều tra không?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 8 Nghị định 09/2017/NĐ-CP có quy định thì Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã người được ủy quyền phát ngôn có quyền từ chối, không phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 38 Luật Báo chí 2016 như sau:
"Điều 38. Cung cấp thông tin cho báo chí
...
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền có quyền từ chối cung cấp thông tin cho báo chí trong các trường hợp sau đây:
a) Thông tin thuộc danh Mục bí mật nhà nước, bí mật thuộc nguyên tắc và quy định của Đảng, bí mật đời tư của cá nhân và bí mật khác theo quy định của pháp luật;
b) Thông tin về vụ án đang được Điều tra hoặc chưa xét xử, trừ trường hợp cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan Điều tra cần thông tin trên báo chí những vấn đề có lợi cho hoạt động Điều tra và công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm;
c) Thông tin về vụ việc đang trong quá trình thanh tra chưa có kết luận thanh tra; vụ việc đang trong quá trình giải quyết khiếu nại, tố cáo; những vấn đề tranh chấp, mâu thuẫn giữa các cơ quan nhà nước đang trong quá trình giải quyết, chưa có kết luận chính thức của người có thẩm quyền mà theo quy định của pháp luật chưa được phép công bố;
d) Những văn bản chính sách, đề án đang trong quá trình soạn thảo mà theo quy định của pháp luật chưa được cấp có thẩm quyền cho phép công bố.
Theo đó, nếu vụ án đang được điều tra hoặc chưa xét xử thì Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã được quyền từ chối phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí.
Trừ trường hợp cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan Điều tra cần thông tin trên báo chí những vấn đề có lợi cho hoạt động Điều tra và công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khai thuế, tính thuế là gì? Địa điểm khai thuế, tính thuế của người nộp thuế là ở đâu theo quy định?
- Quyết định kết nạp đảng viên của cấp ủy có thẩm quyền Mẫu 9-KNĐ? Xây dựng, thực hiện kế hoạch kết nạp đảng viên ở chi bộ thế nào?
- Thông tin người nộp thuế là thông tin do người nộp thuế cung cấp hay do cơ quan thuế thu thập được?
- Giáo viên chủ nhiệm có được tham dự các cuộc họp của Hội đồng kỷ luật học sinh? Giáo viên có được làm chủ tịch Hội đồng kỷ luật học sinh?
- Có phải ký hợp đồng đào tạo khi người sử dụng lao động tuyển người vào học nghề để làm việc cho mình không?