Phó Chánh Thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là ai? Trình độ Phó Chánh Thanh tra có bắt buộc phải có bằng tốt nghiệp đại học trở lên hay không?
- Phó Chánh Thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là ai?
- Trình độ Phó Chánh Thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có bắt buộc phải có bằng tốt nghiệp đại học trở lên hay không?
- Thời gian công tác trong ngành Thanh tra đối với Phó Chánh Thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là bao nhiêu năm?
- Yêu cầu về phẩm chất và năng lực đối với người được bổ nhiệm giữ chức vụ Phó Chánh Thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương?
Phó Chánh Thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là ai?
Phó Chánh Thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (Hình từ Internet)
Theo Điều 2 Thông tư 09/2014/TT-TTCP quy định như sau:
Vị trí, chức trách
Phó Chánh Thanh tra là người giúp Chánh Thanh tra chỉ đạo, quản lý, điều hành một số lĩnh vực công tác theo sự phân công của Chánh Thanh tra và chịu trách nhiệm trước Chánh Thanh tra, trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công.
Theo đó, Phó Chánh Thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là người giúp Chánh Thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo, quản lý, điều hành một số lĩnh vực công tác theo sự phân công của Chánh Thanh tra và chịu trách nhiệm trước Chánh Thanh tra, trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công.
Trình độ Phó Chánh Thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có bắt buộc phải có bằng tốt nghiệp đại học trở lên hay không?
Theo Điều 7 Thông tư 09/2014/TT-TTCP quy định như sau:
Trình độ
1. Đạt tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ ngạch thanh tra viên chính hoặc tương đương trở lên.
2. Tốt nghiệp đại học trở lên, chuyên ngành phù hợp với công tác thanh tra.
3. Tốt nghiệp Lý luận chính trị trung cấp hoặc tương đương trở lên.
4. Có văn bằng hoặc chứng chỉ quản lý hành chính nhà nước ngạch chuyên viên chính trở lên.
5. Có văn bằng hoặc chứng chỉ ngoại ngữ thông dụng (Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc, Đức) ở trình độ B hoặc tương đương trở lên.
6. Sử dụng thành thạo máy tính và các trang thiết bị văn phòng phục vụ cho công việc.
Theo đó, người được xem xét bổ nhiệm giữ chức vụ Phó Chánh Thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cần đáp ứng được những tiêu chuẩn sau đây về trình độ, bao gồm:
- Đạt tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ ngạch thanh tra viên chính hoặc tương đương trở lên.
- Tốt nghiệp đại học trở lên, chuyên ngành phù hợp với công tác thanh tra.
- Tốt nghiệp Lý luận chính trị trung cấp hoặc tương đương trở lên.
- Có văn bằng hoặc chứng chỉ quản lý hành chính nhà nước ngạch chuyên viên chính trở lên.
- Có văn bằng hoặc chứng chỉ ngoại ngữ thông dụng (Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc, Đức) ở trình độ B hoặc tương đương trở lên.
- Sử dụng thành thạo máy tính và các trang thiết bị văn phòng phục vụ cho công việc.
Như vậy, trình độ Phó Chánh Thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có bắt buộc phải có bằng tốt nghiệp đại học trở lên.
Thời gian công tác trong ngành Thanh tra đối với Phó Chánh Thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là bao nhiêu năm?
Theo Điều 8 Thông tư 09/2014/TT-TTCP quy định như sau:
Tiêu chuẩn khác
1. Đã qua thực tiễn công tác lãnh đạo, quản lý từ cấp phòng của Thanh tra Bộ, cơ quan ngang Bộ, Thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc tương đương trở lên; có 03 năm trở lên công tác trong ngành Thanh tra hoặc làm công tác quản lý trong các cơ quan của Đảng, Nhà nước.
2. Người được bổ nhiệm lần đầu giữ chức vụ Phó Chánh Thanh tra không quá 55 tuổi đối với nam và không quá 50 tuổi đối với nữ.
3. Không trong thời gian bị thi hành kỷ luật từ hình thức khiển trách trở lên.
4. Được quy hoạch vào chức danh bổ nhiệm hoặc tương đương trở lên.
5. Có hồ sơ, lý lịch cá nhân đầy đủ, rõ ràng, không vi phạm Quy định của Bộ Chính trị về bảo vệ chính trị nội bộ Đảng, được cơ quan có thẩm quyền xác nhận.
6. Có đủ sức khỏe đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Căn cứ trên quy định người được bổ nhiệm giữ chức vụ Phó Chánh Thanh tra cần đáp ứng thêm tiêu chuẩn sau:
- Đã qua thực tiễn công tác lãnh đạo, quản lý từ cấp phòng của Thanh tra Bộ, cơ quan ngang Bộ, Thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc tương đương trở lên;
- Có 03 năm trở lên công tác trong ngành Thanh tra hoặc làm công tác quản lý trong các cơ quan của Đảng, Nhà nước.
Như vậy, thời gian công tác trong ngành Thanh tra hoặc làm công tác quản lý trong các cơ quan của Đảng, Nhà nước đối với Phó Chánh Thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là 03 năm.
Yêu cầu về phẩm chất và năng lực đối với người được bổ nhiệm giữ chức vụ Phó Chánh Thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương?
Theo Điều 4 Thông tư 09/2014/TT-TTCP và Điều 5 Thông tư 09/2014/TT-TTCP quy định về yêu cầu về phẩm chất và năng lực đối với người được bổ nhiệm giữ chức vụ Phó Chánh Thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương như sau:
- Phẩm chất:
+ Yêu nước, có bản lĩnh chính trị vững vàng, trung thành với đường lối, quan điểm của Đảng, pháp luật của Nhà nước, kiên định với đường lối đổi mới, độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; tận tụy phục vụ nhân dân.
+ Làm việc với tinh thần trách nhiệm, hiệu quả cao; cần kiệm, liêm chính, chí công, vô tư; không cơ hội, không tham nhũng, kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng và các biểu hiện tiêu cực; thực hành tiết kiệm chống lãng phí.
+ Có ý thức tổ chức kỷ luật; trung thực, khách quan, quyết đoán và dám chịu trách nhiệm; có tinh thần tự phê bình và phê bình.
+ Đoàn kết, dân chủ với đồng nghiệp, gương mẫu về đạo đức, lối sống; gắn bó mật thiết với nhân dân, được tập thể cán bộ, công chức nơi công tác và nhân dân nơi cư trú tín nhiệm.
- Năng lực:
+ Có năng lực tham mưu, tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về công tác thanh tra, tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng.
+ Có năng lực quản lý, điều hành, khả năng quy tụ, đoàn kết tập thể cán bộ, công chức; phối hợp tốt với các cơ quan, tổ chức có liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ được giao.
+ Có khả năng làm Trưởng Đoàn thanh tra có quy mô lớn, nhiều tình tiết phức tạp.
+ Có khả năng nghiên cứu, xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật và đề xuất các giải pháp có hiệu quả về công tác thanh tra, tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Có được tự chế bình xịt hơi cay mini tự vệ vào ban đêm không? Trang bị bình xịt hơi cay bên người có bị phạt không?
- Kết thúc xây dựng Khu kinh tế quốc phòng là gì? Kết thúc xây dựng Khu kinh tế quốc phòng trong trường hợp nào?
- Người thực hiện vận chuyển bình xịt hơi cay có số lượng lớn qua biên giới có bị phạt tù hay không?
- Phần mềm Họp không giấy của Kiểm toán nhà nước được xây dựng nhằm mục đích gì? Được quản lý tập trung ở đâu?
- Lưu học sinh Campuchia hệ đào tạo dài hạn tự lựa chọn phương tiện là xe khách có được hỗ trợ thanh toán giá vé không?