Phó Chánh án Tòa án quân sự trung ương do ai bổ nhiệm? Nhiệm kỳ của Phó Chánh án là bao nhiêu năm?
Phó Chánh án Tòa án quân sự trung ương do ai bổ nhiệm? Nhiệm kỳ của Phó Chánh án là bao nhiêu năm?
Người có quyền bổ nhiệm Phó Chánh án Tòa án quân sự trung ương được quy định tại Điều 60 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014 như sau:
Phó Chánh án Tòa án quân sự trung ương
1. Phó Chánh án Tòa án quân sự trung ương do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức sau khi thống nhất với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
Nhiệm kỳ của Phó Chánh án Tòa án quân sự trung ương là 05 năm, kể từ ngày được bổ nhiệm.
2. Phó Chánh án Tòa án quân sự trung ương giúp Chánh án thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Chánh án. Khi Chánh án vắng mặt, một Phó Chánh án được Chánh án ủy nhiệm lãnh đạo công tác của Tòa án. Phó Chánh án chịu trách nhiệm trước Chánh án về nhiệm vụ được giao.
3. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.
Theo quy định trên, Phó Chánh án Tòa án quân sự trung ương sẽ do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao bổ nhiệm sau khi thống nhất với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
Và nhiệm kỳ của Phó Chánh án Tòa án quân sự trung ương là 05 năm, kể từ ngày được bổ nhiệm.
Phó Chánh án Tòa án quân sự trung ương (Hình từ Internet)
Sĩ quan quân đội giữ chức Phó Chánh án Tòa án quân sự trung ương có cấp bậc quân hàm cao nhất là gì?
Cấp bậc quân hàm cao nhất của sĩ quan quân đội giữ chức Phó Chánh án Tòa án quân sự trung ương được quy định tại điểm d khoản 1 Điều 15 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999, được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam sửa đổi 2008, khoản 3 Điều 1 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam sửa đổi 2014 như sau:
Cấp bậc quân hàm cao nhất đối với chức vụ của sĩ quan
1. Cấp bậc quân hàm cao nhất đối với chức vụ của sĩ quan được quy định như sau:
...
d) Thiếu tướng, Chuẩn Đô đốc Hải quân:
...
Chức vụ cấp phó của cấp trưởng quy định tại điểm c khoản này có cấp bậc quân hàm cao nhất là Thiếu tướng, số lượng như sau: của Chính ủy là một; của Chủ nhiệm Tổng cục, Tổng cục trưởng, Tư lệnh Quân khu không quá bốn; của Tư lệnh Quân chủng không quá sáu; của Tư lệnh Bộ đội Biên phòng không quá năm; của Cục trưởng Cục Tác chiến, Cục Quân huấn không quá ba; của Giám đốc Học viện Lục quân, Học viện Chính trị, Học viện Kỹ thuật quân sự, Học viện Hậu cần, Học viện Quân y không quá ba; của Hiệu trưởng Trường Sĩ quan Lục quân I, Trường Sĩ quan Lục quân II, Trường Sĩ quan Chính trị không quá ba; của Trưởng Ban Cơ yếu Chính phủ, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, Tư lệnh Bộ Tư lệnh thành phố Hồ Chí Minh, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam, Chánh Thanh tra Bộ Quốc phòng không quá ba; của Cục trưởng Cục Quân lực, Cục Dân quân tự vệ, Cục Tổ chức, Cục Cán bộ, Cục Tuyên huấn, Cục Nhà trường, Cục Tác chiến điện tử, Cục Công nghệ thông tin, Cục Cứu hộ - Cứu nạn, Cục Đối ngoại, Chánh án Tòa án Quân sự Trung ương, Viện trưởng Viện Kiểm sát quân sự Trung ương, Chánh Văn phòng Quân ủy Trung ương - Văn phòng Bộ Quốc phòng, Viện trưởng Viện Chiến lược quốc phòng không quá hai; của Giám đốc Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 là một;
...
Theo quy định trên, cấp bậc quân hàm cao nhất của sĩ quan quân đội giữ chức Phó Chánh án Tòa án quân sự trung ương là Thiếu tướng.
Mức phụ cấp đặc thù của Phó Chánh án Tòa án quân sự trung ương là bao nhiêu?
Phó Chánh án Tòa án quân sự trung ương được hưởng mức phụ cấp đặc thù theo quy định tại Mục II Thông tư liên tịch 139/2007/TTLT-BQP-BNV-BTC như sau:
II. MỨC PHỤ CẤP.
1. Mức 15%: áp dụng đối với Chánh án, Phó Chánh án, Thẩm phán thuộc Tòa án quân sự các cấp; Viện trưởng, Phó Viện trưởng, Kiểm sát viên thuộc Viện Kiểm sát quân sự các cấp; Chánh thanh tra, Phó Chánh thanh tra, Thanh tra viên thuộc Thanh tra quốc phòng; Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng, Điều tra viên thuộc cơ quan Điều tra Viện Kiểm sát quân sự Trung ương; Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng, Điều tra viên thuộc cơ quan Điều tra hình sự, cơ quan an ninh điều tra các cấp; Chấp hành viên thi hành án quân khu, quân chủng Hải quân.
2. Mức 10%: áp dụng đối với Kiểm tra viên thuộc Viện Kiểm sát quân sự các cấp; trợ lý thi hành án hình sự, Thẩm tra viên và Thư ký toà án thuộc Toà án quân sự các cấp; Thẩm tra viên thi hành án dân sự thuộc cơ quan Cục Thi hành án Bộ Quốc phòng.
3. Mức phụ cấp đặc thù quy định tại khoản 1 và 2 mục này, được tính trên mức lương cấp hàm, ngạch bậc hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).
Ví dụ: Đồng chí A là Điều tra viên, cấp bậc: Thượng tá, Chức vụ: Phó trưởng phòng Điều tra an ninh (hệ số phụ cấp chức vụ: 0,8).
Cách tính phụ cấp đặc thù hàng tháng của đồng chí A như sau:
{(7,3 + 0,8) x 450.000 đồng/tháng } x 15% = 546.750 đồng/tháng.
Như vậy, Phó Chánh án Tòa án quân sự trung ương được hưởng mức phụ cấp đặc thù là 15% mức lương cấp hàm, ngạch bậc hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kiểm tra hải quan là gì? Ai có thẩm quyền quyết định kiểm tra hải quan theo quy định pháp luật?
- Mẫu bản kiểm điểm của Bí thư đảng ủy là mẫu nào? Nội dung bản kiểm của Bí thư đảng ủy phải đảm bảo gì?
- Việc lập danh sách người sở hữu chứng khoán tại ngày đăng ký cuối cùng sẽ do tổ chức nào thực hiện?
- Mẫu Báo cáo số hóa hồ sơ thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Mức tiền hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp bị Nhà nước thu hồi là bao nhiêu? Có được hỗ trợ vay vốn tín dụng khi bị thu hồi không?