Phổ biến, giáo dục pháp luật trong ngành Giao thông vận tải theo hình thức nào và được xây dựng kế hoạch như thế nào?
Phổ biến, giáo dục pháp luật trong ngành Giao thông vận tải theo hình thức nào?
Căn cứ theo Điều 7 Thông tư 47/2013/TT-BGTVT quy định như sau:
Hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật
1. Họp báo, thông cáo báo chí.
2. Phổ biến pháp luật trực tiếp; tư vấn, hướng dẫn tìm hiểu pháp luật; cung cấp thông tin, tài liệu pháp luật.
3. Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, loa truyền thanh, internet, pa-nô, áp-phích, tranh cổ động; đăng tải trên Công báo; đăng tải thông tin pháp luật trên trang thông tin điện tử; niêm yết tại trụ sở, bảng tin của cơ quan, đơn vị.
4. Tổ chức thi tìm hiểu pháp luật.
5. Thông qua công tác xử lý vi phạm hành chính, hoạt động tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân và hoạt động khác của các cơ quan đơn vị; thông qua hoạt động trợ giúp pháp lý, hòa giải ở cơ sở.
6. Lồng ghép trong hoạt động văn hóa, văn nghệ, sinh hoạt của cơ quan, đơn vị, câu lạc bộ, tủ sách pháp luật và các thiết chế văn hóa khác ở cơ sở.
7. Thông qua chương trình giáo dục pháp luật trong các cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân.
8. Các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật khác phù hợp với từng đối tượng cụ thể bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đem lại hiệu quả.
Như vậy, phổ biến, giáo dục pháp luật trong ngành Giao thông vận tải theo hình thức sau:
- Họp báo, thông cáo báo chí.
- Phổ biến pháp luật trực tiếp; tư vấn, hướng dẫn tìm hiểu pháp luật; cung cấp thông tin, tài liệu pháp luật.
- Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, loa truyền thanh, internet, pa-nô, áp-phích, tranh cổ động; đăng tải trên Công báo; đăng tải thông tin pháp luật trên trang thông tin điện tử; niêm yết tại trụ sở, bảng tin của cơ quan, đơn vị.
- Tổ chức thi tìm hiểu pháp luật.
- Thông qua công tác xử lý vi phạm hành chính, hoạt động tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân và hoạt động khác của các cơ quan đơn vị; thông qua hoạt động trợ giúp pháp lý, hòa giải ở cơ sở.
- Lồng ghép trong hoạt động văn hóa, văn nghệ, sinh hoạt của cơ quan, đơn vị, câu lạc bộ, tủ sách pháp luật và các thiết chế văn hóa khác ở cơ sở.
- Thông qua chương trình giáo dục pháp luật trong các cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân.
- Các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật khác phù hợp với từng đối tượng cụ thể bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đem lại hiệu quả.
Phổ biến, giáo dục pháp luật trong ngành Giao thông vận tải
(Hình từ Internet)
Kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật được xây dựng như thế nào?
Tại Điều 8 Thông tư 47/2013/TT-BGTVT quy định cụ thể:
- Trước ngày 01 tháng 11 hàng năm, các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Giao thông vận tải có trách nhiệm xây dựng Kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật, nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật hàng năm của cơ quan, đơn vị mình, gửi Bộ Giao thông vận tải (qua Vụ Pháp chế) để tổng hợp vào Kế hoạch chung của Bộ.
Đề cương Kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục của Thông tư này.
- Trên cơ sở đề xuất của các cơ quan, đơn vị, Vụ Pháp chế có trách nhiệm tổng hợp, tham mưu trình Bộ trưởng ký ban hành Kế hoạch Phổ biến, giáo dục pháp luật hàng năm của Bộ.
- Việc xây dựng, điều chỉnh Kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật của Bộ phải được Hội đồng phổ biến, giáo dục pháp luật của Bộ thông qua trước khi trình Bộ trưởng xem xét, quyết định.
- Sở Giao thông vận tải căn cứ Kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật hàng năm của Bộ Giao thông vận tải và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành Kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật của mình.
Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong ngành Giao thông vận tải phải đảm bảo những yêu cầu nào?
Tại Điều 3 Thông tư 47/2013/TT-BGTVT quy định như sau:
Yêu cầu của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong ngành Giao thông vận tải
1. Phổ biến kịp thời, chính xác, hiệu quả, đảm bảo trọng tâm, trọng điểm nội dung các quy định của pháp luật đến công chức, viên chức, người lao động trong ngành Giao thông vận tải và tổ chức, cá nhân khác có liên quan.
2. Nâng cao ý thức chấp hành pháp luật và góp phần xây dựng văn hóa giao thông của người tham gia giao thông.
Theo đó, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong ngành Giao thông vận tải phải đảm bảo những yêu cầu sau:
- Phổ biến kịp thời, chính xác, hiệu quả, đảm bảo trọng tâm, trọng điểm nội dung các quy định của pháp luật đến công chức, viên chức, người lao động trong ngành Giao thông vận tải và tổ chức, cá nhân khác có liên quan.
- Nâng cao ý thức chấp hành pháp luật và góp phần xây dựng văn hóa giao thông của người tham gia giao thông.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác quan trắc trong quá trình xây dựng không?
- Nhà nước quản lý ngoại thương thế nào? Bộ Công Thương có trách nhiệm gì trong quản lý nhà nước về ngoại thương?
- Ai quyết định biện pháp cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu theo quy định của pháp luật về ngoại thương?
- Mẫu phiếu xin ý kiến chi ủy nơi cư trú dành cho đảng viên? Nhiệm vụ của đảng viên đang công tác ở nơi cư trú?
- Ngày 27 tháng 11 là ngày gì? Ngày 27 tháng 11 dương là ngày bao nhiêu âm 2024? Ngày 27 tháng 11 có sự kiện gì ở Việt Nam?