Phim được phổ biến trên không gian mạng có bắt buộc hiển thị cảnh báo bằng cả chữ viết và lời nói hay không?
- Phim được phổ biến trên không gian mạng có bắt buộc hiển thị cảnh báo bằng cả chữ viết và lời nói hay không?
- Nội dung hiển thị cảnh báo của phim được phổ biến trên không gian mạng là gì?
- Trách nhiệm quản lý nhà nước về điện ảnh của Chính phủ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch được quy định như thế nào?
Phim được phổ biến trên không gian mạng có bắt buộc hiển thị cảnh báo bằng cả chữ viết và lời nói hay không?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 4 Thông tư 05/2023/TT-BVHTTDL Thực hiện hiển thị mức phân loại phim, cảnh báo như sau:
Thực hiện hiển thị mức phân loại phim, cảnh báo
...
2. Nguyên tắc thực hiện cảnh báo
a) Việc hiển thị cảnh báo phải được thực hiện trước và trong quá trình phổ biến phim;
b) Việc hiển thị cảnh báo phải được thực hiện bằng một trong các phương thức hoặc kết hợp nhiều phương thức phù hợp, bao gồm nhưng không giới hạn: lời nói, chữ viết;
c) Đối với phim được phổ biến trong rạp chiếu phim; tại trụ sở cơ quan ngoại giao, cơ sở văn hóa nước ngoài được thành lập tại Việt Nam; phim được phổ biến trên các phương tiện công cộng và các phương tiện nghe nhìn khác: hiển thị nội dung cảnh báo bằng chữ viết hoặc lời nói trước khi bắt đầu phổ biến phim; vị trí hiển thị cảnh báo ngay sát phía dưới biểu tượng mức phân loại phim.
d) Đối với phim được phổ biến trên truyền hình và trên không gian mạng: hiển thị nội dung cảnh báo bằng chữ viết hoặc lời nói chậm nhất trong 03 giây ngay sau khi bắt đầu phổ biến phim; vị trí hiển thị cảnh báo ngay sát phía dưới biểu tượng mức phân loại phim; hiển thị tối đa 03 lần trong quá trình phổ biến phim đối với phim có thời lượng từ 20 phút trở lên.
3. Nội dung hiển thị mức phân loại phim, cảnh báo
Như vậy, việc hiển thị cảnh báo đối với phim được phổ biến trên không gian mạng phải được thực hiện bằng một trong các phương thức hoặc kết hợp nhiều phương thức phù hợp, bao gồm nhưng không giới hạn: lời nói, chữ viết;
Hay nói cách khác, phim được phổ biến trên không gian mạng không bắt buộc hiển thị cảnh báo bằng cả chữ viết và lời nói nhưng các đối tượng phổ biến phim trên không gian mạng có thể kết hợp cả 02 phương thức này.
Phim được phổ biến trên không gian mạng có được phép hiển thị cảnh báo bằng cả chữ viết và lời nói hay không? (Hình từ Internet)
Nội dung hiển thị cảnh báo của phim được phổ biến trên không gian mạng là gì?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 4 Thông tư 05/2023/TT-BVHTTDL Thực hiện hiển thị mức phân loại phim, cảnh báo như sau:
Thực hiện hiển thị mức phân loại phim, cảnh báo
...
3. Nội dung hiển thị mức phân loại phim, cảnh báo
a) Nội dung hiển thị là mức phân loại phim theo quy định tại Điều 2 Thông tư này;
b) Nội dung cảnh báo là các tiêu chí phân loại phim theo quy định tại Điều 3 Thông tư này gồm: Chủ đề, nội dung; Bạo lực; Khỏa thân, tình dục; Ma túy, chất kích thích, chất gây nghiện; Kinh dị; Ngôn ngữ thô tục; Hành vi nguy hiểm, dễ bắt chước.
Trường hợp trong phim xuất hiện cả 07 tiêu chí phân loại, thì thực hiện cảnh báo đầy đủ các tiêu chí.
Như vậy, nội dung cảnh báo là các tiêu chí phân loại phim theo quy định tại Điều 3 Thông tư 05/2023/TT-BVHTTDL gồm:
- Chủ đề, nội dung;
- Bạo lực;
- Khỏa thân, tình dục;
- Ma túy, chất kích thích, chất gây nghiện;
- Kinh dị;
- Ngôn ngữ thô tục;
- Hành vi nguy hiểm, dễ bắt chước.
Lưu ý: Trường hợp trong phim xuất hiện cả 07 tiêu chí phân loại, thì thực hiện cảnh báo đầy đủ các tiêu chí.
Trách nhiệm quản lý nhà nước về điện ảnh của Chính phủ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch được quy định như thế nào?
Căn cứ tại Điều 45 Luật Điện ảnh 2022 như sau:
- Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về điện ảnh.
- Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch là cơ quan giúp Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về điện ảnh và có trách nhiệm sau đây:
+ Ban hành hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và tổ chức thực hiện chính sách, văn bản quy phạm pháp luật về điện ảnh, chiến lược, kế hoạch phát triển điện ảnh;
+ Thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về điện ảnh;
+ Xây dựng tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật trong hoạt động điện ảnh; hệ thống chỉ tiêu thống kê, cơ sở dữ liệu ngành điện ảnh;
+ Đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực điện ảnh;
+ Hợp tác quốc tế trong hoạt động điện ảnh; quảng bá, xúc tiến phát triển điện ảnh trong nước và nước ngoài;
+ Nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ trong hoạt động điện ảnh;
+ Cấp, thu hồi giấy phép trong hoạt động điện ảnh; dừng phổ biến phim theo thẩm quyền;
+ Thực hiện công tác thi đua, khen thưởng trong hoạt động điện ảnh;
+ Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật trong hoạt động điện ảnh theo thẩm quyền.
Lưu ý: theo quy định tại khoản 5 Điều 21 Luật Điện ảnh 2022 thì đối với phổ biến phim trên không gian mạng:
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức nhân lực, phương tiện kỹ thuật để thực hiện việc kiểm tra nội dung phim, phân loại, hiển thị kết quả phân loại phim phổ biến trên không gian mạng; phối hợp với Bộ thông tin và truyền thông, Bộ Công an và cơ quan quản lý nhà nước có liên quan thực hiện các biện pháp ngăn chặn, xử lý hành vi vi phạm quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kinh phí khuyến công quốc gia đảm bảo chi cho những hoạt động khuyến công do cơ quan nào thực hiện?
- Người nộp thuế có được yêu cầu cơ quan quản lý thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của mình không?
- 1 năm có bao nhiêu tuần học? Nguyên tắc xây dựng kế hoạch thời gian năm học 2024 2025 của các địa phương ra sao?
- Trong hợp đồng EPC, nhà thầu có phải chịu bồi thường rủi ro tổn hại thân thể đối với bất cứ người nào do nguyên nhân thi công không?
- Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu cấm nhập khẩu được quy định như thế nào? Hồ sơ cấp Giấy phép quá cảnh hàng hóa bao gồm?